chuyện ngụ ngôn Văn Quốc Thanh
.
Lão trống được người ta đặt lên trên cái Giá Gỗ, dường như nó tự đắc với địa vị của mình vì nó nghĩ rằng suốt đời sẽ ở mãi trên cao.
Công việc thường ngày của lão Trống là ra lịnh cho kẻ khác chấp hành. Ơ trường, chỉ cần nó hét lên một tiếng thì cả trăm học sinh xếp hàng ngay ngắn. Ơ đình, nghe tiếng hắn “tùng tùng” thì nhiều người mọp lạy. Một hôm nó tỏ ra thương hại cho thân phận chiếc Giá Gỗ nên thỏ thẻ:
-Này chú Giá Gỗ, tôi ngồi trên đầu chú suốt đời chú có buồn không?
Giá Gỗ mỉm cười :
-Tôi không buồn, ở đâu giúp ích cho con người là quí lắm rồi.
Cái Trống ngạc nhiên:
-Chú giúp gì nào?
Giá Gỗ khiêm nhường :
-Tôi nâng ông lên cao để tiềng ông được vang rộng.
Cái Trống tự hào với tiếng kêu của mình nên lên mặt :
-Đố chú nhờ đâu tôi kêu được?
Dù trên vai đang vác tấm thân nặng nề của lão Trống, nhưng Gía Gỗ vẫn chửng chạc trả lời :
-Ông kêu được nhờ gỏi chịu đòn.
Cái Trống tưởng mình là tay gan dạ, hỏi tiếp:
-Tại sao tiếng tôi lại vang lớn?
Giá Gỗ mỉa mai:
-Nhờ cái bụng rỗng tuếch của ông đó thôi .
Chưa hiểu ý cái Trống càng huênh hoang hơn :
- Chú thấy đó cho đến giờ nầy vẫn chưa có ai làm tôi thủng nỗi.
Giá Gỗ gật đầu tán thành:
-Vâng. Tiếng ông lớn, giọng ông uy nghi, ông có thể hò hét đến cuối đời là nhờ cái mặt của ông được phủ bởi lớp da trâu dày.
Công việc thường ngày của lão Trống là ra lịnh cho kẻ khác chấp hành. Ơ trường, chỉ cần nó hét lên một tiếng thì cả trăm học sinh xếp hàng ngay ngắn. Ơ đình, nghe tiếng hắn “tùng tùng” thì nhiều người mọp lạy. Một hôm nó tỏ ra thương hại cho thân phận chiếc Giá Gỗ nên thỏ thẻ:
-Này chú Giá Gỗ, tôi ngồi trên đầu chú suốt đời chú có buồn không?
Giá Gỗ mỉm cười :
-Tôi không buồn, ở đâu giúp ích cho con người là quí lắm rồi.
Cái Trống ngạc nhiên:
-Chú giúp gì nào?
Giá Gỗ khiêm nhường :
-Tôi nâng ông lên cao để tiềng ông được vang rộng.
Cái Trống tự hào với tiếng kêu của mình nên lên mặt :
-Đố chú nhờ đâu tôi kêu được?
Dù trên vai đang vác tấm thân nặng nề của lão Trống, nhưng Gía Gỗ vẫn chửng chạc trả lời :
-Ông kêu được nhờ gỏi chịu đòn.
Cái Trống tưởng mình là tay gan dạ, hỏi tiếp:
-Tại sao tiếng tôi lại vang lớn?
Giá Gỗ mỉa mai:
-Nhờ cái bụng rỗng tuếch của ông đó thôi .
Chưa hiểu ý cái Trống càng huênh hoang hơn :
- Chú thấy đó cho đến giờ nầy vẫn chưa có ai làm tôi thủng nỗi.
Giá Gỗ gật đầu tán thành:
-Vâng. Tiếng ông lớn, giọng ông uy nghi, ông có thể hò hét đến cuối đời là nhờ cái mặt của ông được phủ bởi lớp da trâu dày.
1 nhận xét:
Đây là một ngụ ngôn hay về giá trị sống ở đời.
Cái trống kêu to vì rỗng bụng.
Đã rỗng bụng thì còn biết gì danh giá, nên cả ngày chường mặt chịu đòn mà cứ tưởng ta đây.
Ra cái giống mặt dày đóm nạc, xưa nay vẫn thế ru!
Thương thay lão trống mặt dày
suốt ngày bị nện còn bày ta đây
vinh vang những tưởng mình hay
có ngày dùi sắt thì... mày với tao!
HTT
Đăng nhận xét