Thứ Ba, 23 tháng 1, 2007

Chùa Giác Ngộ

bút ký
Chùa Giác Ngộ cách thị xã Trà Vinh hơn bốn mươi km, thuộc ấp Xa Văng, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh do cố Hòa Thượng Thích Thiện Hồng xây dựng năm 1927 trên diện tích hai mươi ha đất của gia đình, khuôn viên được bao bọc bởi hàng rào trồng tre, sao, dầu, và giá tỵ. Nơi đây âm u, vắng vẽ rất thuận lợi cho họat động cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trà Vinh có một trăm bốn mươi ba ngôi chùa của người Khơme, còn người Việt có bao nhiêu chùa thì không rõ, nhưng đặc biệt có hai chùa của người Việt có bề dày lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đó là chùa Dơi ở xã Mỹ Long đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử vì gắn liền với họat động cách mạng của ông Dương Quang Đông người Vĩnh Long, nguyên xứ ủy Nam kỳ, bí thư đầu tiên của tỉnh Trà Vinh và chùa Giác Ngộ ở xã Đôn Châu, huyện Trà Cú.
Đến viếng chùa chúng tôi được biết Hòa Thượng Thích Thiện Hồng tục danh là Tô Văn Ngởi, hai vợ chồng không con, chỉ có cháu, có 360 công đất nhưng khi chế độ cũ ban hành Luật người cày có ruộng thì số đất này bị phân tán mất hết. Là người tu hành ông ý thức được tình đòan kết dân tộc Kinh-Khơme nên ông hiến mười công đất để xây một chùa Khơme cách đó không xa, đến lúc ông viên tịch thì chiến tranh bùng phát, Pháp đánh phá chùa trở thành bình địa, cây cối, bàn ghế, tượng Phật tan tành chùa chỉ còn trơ lại cái nền đất.
Từ nhà tre vách lá nhờ công đức của Phật tử chùa được trùng tu tương đối dễ nhìn, để có nơi phật tử hành lễ vào những ngày rằm, ba mươi hàng tháng. Chùa cũng là nơi che giấu cán bộ nằm vùng và những người không chịu cầm súng theo giặc vào đây nương náu. Năm 1936 phong trào cộng sản lan rộng cả nước, lúc này tại chùa Giác Ngộ có nhà sư Lê Phát Nhiều (sau này ông được Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương bầu vào ủy viên) là một trong những người con của ngôi phật tự sớm giác ngộ cách mạng nên đã tạo điều kiện cho các đồng chí, những người yêu nước lui tới họp kín, hiệu triệu phát động phong trào chống Pháp, giúp đở lương thực, nơi nghỉ ngơi và phục vụ cho phong trào, từ đây đã giáo dục tinh thần yêu nước cho rất nhiều thanh niên địa phương.
Năm 1956, ông Võ Văn Cương pháp danh Thích Thiện Ý quê Vũng Liêm, là người thông hiểu nho giáo, có lòng yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, từng tham gia phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại Vũng Liêm, ông tham gia trong cuộc đấu tranh chống sưu cao thế nặng trong đợt bắn tên quận trưởng Càng Long bị thương, tình hình bị lộ ông trốn về tận vùng biển Duyên Hải ở nhờ nhà của một cụ bà lớn tuổi, một thời gian ông thấy hòan cảnh bà cụ quá khó khăn mà lại cưu mang mình nên ông ra Cồn Cù cất một chòi tranh vách lá tiếp tục tu hành. Sau đình chiến chùa bị tàn phá nên rất hiu quạnh chỉ có người lo nhang khói mà không một lời kinh tiếng mõ, trong chùa chỉ có một tượng Phật Tổ gãy tay, cụt chân nên một số kỳ lão ngưỡng mộ hiểu biết ông, họ lặng lội ra tận Cồn Cù thỉnh ông về làm sư trụ trì, lúc này phật tử cũng quy tụ về và góp tay xây dựng lại ngôi chính điện. Được sự giáo dục của ông Lê Phát Nhiều nên Thượng Tọa cùng với Ban hội tự chùa nhận nhiệm vụ giúp đỡ phong trào cách mạng tại địa phương. Sau hiệp định đình chiến, trong khuôn viên chùa các cán bộ cách mạng đắp mộ giả chôn giấu súng đạn, Nhờ được giúp đơ, bao che đùm bọc của vị sư trụ trì và những nhà tu hành có tinh thần yêu nước, đặc biệt là ông Hùynh Văn Thân là cơ sở công khai liên lạc với các cán bộ cách mạng nên thường xuyên có một số cán bộ cách mang lui tới lấy điểm chùa hội họp bàn thời sự, tuyên truyền chống Mỹ và vận động nhân dân địa phương tham gia hủ gạo nuôi quân. Ngòai ra chùa còn là nơi nuôi chứa các cán bộ nằm vùng và nhóm thợ mộc làm súng, đào hầm bí mật, vót chông, viết truyền đơn, khẩu hiệu giúp đở cho chi bộ xã Đôn Châu cũng như các cán bộ của huyện ủy về công tác tại xã nhà lui tới. Từ năm 1969 đến năm 1971 Ban hội tự của chùa và Thượng Tọa trụ trì đã xuống tóc quy y cho một số thanh niên các xã lân cận đến tu để chống cầm súng cho ngụy quân, ngụy quyền hoặc cho các binh sĩ đào rã ngũ, có lúc lên đến năm trăm tu si. Trong chùa có một lớp dạy chữ Hán do ông Lê Công Văn (là thân sinh của nhà thơ Lê Tân chủ tịch hội VHNT Trà Vinh) phụ trách. Chùa không những là nơi thuận l
ợi cho cán bộ họat động cách mạng mà là nơi nương náu khá lý tưởng cho số thanh niên không chịu đi lính cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Hàng rào chùa luôn có những bãi chông, lôi, mìn hễ bọn địch đi càn quét sẽ bị vướng mìn hoặc lựu đạn gây tử vong tại chỗ nên bọn chúng rất ngán ngại. Ban Hội chùa cùng các vị tu sĩ tham gia chống bắt lính, chống chiến tranh, là nơi liên lạc, thu gom, lạc quyên tiền của gây quỹ để họat động cách mạng. Khi cán bộ, chiến sĩ bị thương cổng chùa lại rộng mở, Ban hội chùa cũng như các tu sĩ đón họ về chăm sóc điều trị, chùa như một bệnh viện nuôi dưởng thương bệnh binh.
Năm 1971 Ban hội chùa cùng Thầy trụ trì và các tu sĩ hơn năm mươi người tổ chức buổi cầu mưa rồi nhanh chóng biến thành đòan biểu tình chống chiến tranh, chống quân dịch, đòi Mỹ cút về nước, cuộc biểu tình từ chùa Giác Ngộ đến xã làm cho địch bị bất ngờ không trở tay kịp, binh lính hoan man. Cũng mùa khô năm ấy, qua tin đài Phát thanh Giải phóng, có hơn năm mươi vị tu sĩ tại chùa tham gia tổ chức cuộc tuyệt thực hai mươi bốn giờ để hưởng ứng phong trào chống chiến tranh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Từ năm 1972 đến năm 1975 trên các chiến trường miền Trung nhất là Quảng trị, Nam Lào ngụy quyền Sài Gòn điên cuồng ra lệnh tổng động viên lên tới bốn mươi ba tuổi trên khắp miền Nam, chùa Giác Ngộ bị chúng khống chế dùng quân sự cưỡng bức bắt đi quân dịch hơn hai trăm vị tu sĩ trốn tại chùa. Nhưng sau biến cố đó chùa vẫn là nơi để thanh niên trốn quân dịch nương náu, cán bộ nằm vùng dựa vào chùa để họat động như liên lạc mua vải, giấy, viết, thuốc tây… từ ngôi chùa này có một số cán bộ trưởng thành và sau này được giao nhiều trọng trách trong Đảng.
Ngày xưa, trong chế độ cũ, hễ thanh niên đến tuổi đi lính là chạy vào chùa nương nhờ cửa Phật, mỗi người tự nghĩ ra cách tự hủy thân thể mình để chống lịnh đôn quân nhập ngũ bằng nhiều cách sao cho không ai giống ai. Có người đặt ngón tay trỏ lên bàn rồi cầm dao chém mạnh một phát là ngón tay rơi ngay xuống đất, chặt xong, lại suy nghĩ nếu còn ngón cái thì có thể dùng làm nạng đặt súng bắn được thế là họ đưa ngón cái lên bàn, nhát dao thứ hai lao xuống, ngón cái văng ra, máu chảy ròng ròng. Có người canh hai lằn chỉ trên da của đốt ngón tay rồi lấy lưởi lam rạch ngang, xong dùng chỉ may áo buộc chặc lâu ngày dinh lại và teo dần… Trốn lâu trong chùa thanh niên cũng có nhiều kinh nghiện hủy họai thân thể, nhiều người sau khi chặt ngón cẳng cái khi lành đầu xương lòi ra đau nên đi lại khó khăn, người sau rút kinh nghiệm khi chặt xong liền lạng lấy lại miếng da ở đầu ngón chân đắp vào chỗ bị chặt đó, lấy vải buộc lại, thời gian sau vết thương lành lớp da ấy bảo vệ cho xương không lòi ra nên đi lại dễ chịu hơn. Địch càng đẩy tuổi đôn quân bắt lính lên càng cao thì thanh niên càng nghĩ ra nhiều cách hủy họai thân thể để đối phó càng nhiều.
Chùa Giác Ngộ nằm trong vùng đất có trên hơn năm mươi phằn trăm người Khơme sinh sống, dù ngôn ngữ bất đồng nhưng họ đã tìm ra tiếng nói chung là hai dân tộc biết thương yêu đùm bọc, đòan kết nhau một lòng đi theo Đảng. Chùa Giác Ngộ trải qua hai thời kỳ cách mạng chống Pháp và chống Mỹ cùng với nhân dân góp bao công của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc không thể nào kể hết. Rất xứng đáng đưa vào di tích lịch sử văn hóa cách mạng.
(Ghi theo lời kể của ông Tô Văn Lính, nguyên Bí thư xã Đôn Châu, huyện Trà Cú)

Không có nhận xét nào: