Đã nhiều người nhìn thấy con cho ấy. Nó là con chó hoang vẫn lang thang trên bãi biển. Lông đen tuyền, tai dựng, đuôi cúp xuống như chảy nhểu sự buồn đời. Nhưng từ đâu nó tới? Câu hỏi cứ đánh đu như thách đố hòn Ông, hòn Bà trên bãi biển hòn Chông tuyệt đẹp của Kiên Lương.
Tình cờ tôi gặp thằng bé ngăm đen bán tu huýt. "Mua đi cô! Có hai ngàn hà!". Con chim trên tay nó líu lo giai điệu rạo rực. Trời ạ! Vui nỗi gì mà nó ríu ran như hát. Tôi chọn hai con chim sành, đưa nó năm nghìn. Toét miệng cười, nó nói: "Cô thấy con mực đó không? Nó là con chó hoang số dzach! Khôn tổ trời. Không ai nuôi cũng sống khỏe.".
Quả là bộ dạng con chó không chê được vào đâu. Đầu to, mõm lớn, tai vểnh ngược, ức rộng, bốn bàn chân vững như đá. Rõ ràng là nó nhìn tôi. Màu mắt sâu như biển. Tôi nhớ con chó đốm mõm trắng ở nhà, ăn vụng như tinh. Lúc nào mắt cũng hau háu nhìn vào chảo thịt rán. Chỉ cần tôi xểnh ra giây phút, chị chàng đã nhón chân nẫng ngay một miếng, lủi liền vào xó xỉnh nào đấy. Còn con mực lang thang này, sách tướng số phải ghi là linh khuyển mới xứng. Nghĩ thương con chó tội nghiệp, tôi búng tách ngón tay. Mực gầu gầu hai tiếng, ngoắt đuôi chạy tới. Phủ phục trên một tảng đá cách tôi vài mét, nó nhìn tôi như hỏi: "Muốn làm thiên phóng sự phải không? Đời nhạt thếch. Thiên hạ bia bọt ào ào, có nhớ được bao nhiêu điều tốt mà làm phách làm tàng".
Tôi ném mẫu bánh mì cho mực. Mực tỏ vẻ buồn rầu. "Tưởng mẩu bánh bằng vàng sao hả! Đây không cần bố thí!". Tôi lại vứt cho nó miếng khô mực. Nó lắc đầu. "Dai nhách chứ báu gì". Biết là thua, tôi bật nắp dốc ngược lon tiger vào miệng. "Gầu". Quay lại, thấy con mực ngoắt ngoắt đuôi. Hay là nó khoái bia? Hình như thơ Bùi Chí Vinh thì phải. "Đạp xe qua quán bia hơi, chó ngồi ăn nhậu người ngồi ăn xương". A, phải rồi, cái thời lên ngôi của chó. Nhà giàu đua nhau chơi chó giữ nhà, chó cảnh. Chó được các đức ông đức bà, các cô chiêu cậu ấm săn lùng bằng vàng cây. Hôm ở Dương Tơ, có chàng biên phòng trẻ măng, khoe với tôi: Bẹc giê Đức phải tôn chó xoáy xám Phú Quốc bằng cụ; trước cụ xoáy xám Phú Quốc, tới chó mặt cọp Huê kỳ cũng dúm cả giò, huống nữa bẹc giê. Ngẫm đến chuyện thiên hạ đổ xô kéo nhau cắt lô bán đất, toan tính làm giàu bằng quy hoạch, tôi chỉ chực phá ra cười.
Mực có lẽ tinh tướng, nhận ra sự từng trải dọc ngang đất nước mang hình tia chớp của tôi, nhỏm hai chân trước đứng dậy. Nó chậm rải đi về phía chùa Hang đang vẳng vẳng nhạc Phật trên vách đá.
Hôm ấy là ngày Phật đản sanh. 2549 năm. Tôi thức trắng đêm vì trót uống thứ chè búp mọc từ lông mi của Phật. Nhớ chương trình phát thanh hàng tuần, tôi mở máy gõ bàn phím, đưa hết thơ bạn bè lên mạng. Vui thật. Thơ bạn bè vắt óc. Còn tiền chương trình mình bỏ túi. Cũng là một thứ tham ô, nhưng là tham ô lành mạnh. Chúng nó cần bài lên sóng, còn tôi có tiền cung phụng lão giặc bợm vỉa hè. Dầu gì thì tôi cũng phải đổi mấy tiếng đồng hồ cho bài viết để lấy hai trăm nghìn bạc tiền nhuận bút. Sống với giặc bợm, tôi nhiễm lão thói tu bia như tu nước. Cứ hực hực chút men, không hiểu sao tôi minh mẩn tới chi li từng việc. Con mụ béo réo lão giặc bợm còn thiếu tiền sáu chai bia con cọp. Thằng sún đần nhắc chín ngàn tiền xe ôm. Ghét nhất là mụ gà thiu, lúc nào cũng ngoang ngoác với hàng xóm, rằng thì là, mụ thông cảm cho vợ chồng tôi mượn năm trăm nghìn bạc, vậy mà cù nhầy tới mấy tháng mới trả hết. Chẳng là lúc bấy giờ tôi đang chạy trả tiền mạng. Văn minh thời vi tính khổ thế. Điện thọai bàn, điện thoại bỏ túi, lại còn cõng thêm khoản conection moi thông tin trực tuyến. Đeo vụ Mai Văn Phước, tốn kém gần cả triệu, lời chưa đầy nhuận bút bài báo, lại còn lỗ trắng cặp kính lên độ do màn hình cà giật hằng đêm. Mà thôi, sinh nghề tử nghiệp. Mình còn sống sờ sờ, đã chết đâu mà sợ.
Mà, cái con mực ấy, sao thằng nhỏ bán tu huýt lại nói là chó hoang!? Tôi rờ cái cầm tay vẫn túc trực từng đêm cạnh chiếc gối ôm. Chết thật! Nó bán rổ chim sành ngày không quá mười con, có họa là điên mới nghĩ tới nó. Hay là điện cho con Yến, dặn nó còm măng sẵn chuyện bò nghênh ngang đi lại vô tư trong khu du lịch. Chồng nó lại chẳng lồng lên vì chuyện nửa đêm có ai gọi vợ. Thôi thì thơ thẩn một bài. Lão Cường khỏe khoái tôi như điếu đổ, lúc nào cũng sẵn sàng trả tôi tám mươi nghìn cho ba hai chữ. Cứ việc đổ chữ xuống sàn mà lắc. Lắc một hồi, rồi nhặt nhạnh hết thảy những chữ nằm kế nhau mà gõ bàn phím, bắn lên Mail "đặc chủng" của Cường khỏe là xong.
Tôi lắc được thế này:
Vách đá biển chiều trời rụng nắng
Lang thang tối gió mộng thiên cung
Bánh mì nước suối ho húng hắng
Cầm xe vay nợ tiền tiêu vung
Nghe ra ấm ớ chứ rõ ràng tứ tuyệt. Thơ như họa. Cứ phải siêu thực mới ăn tiền. Viết mà ai cũng hiểu thì nghĩa lý gì với thời đại toàn cầu hóa. Xứ người ta, cứ khó hiểu là tuyệt. Nâng ống kính, bấm đám rêu trên đá, đặt tên "Phù Vân", lắm kẻ ớ ra, khen nắc nỏm. Xịt màu vô guốc đập xuống bố, đặt tên "trừu tượng số 7", thần dân có học gọi là siêu. Chữ nghĩa liêu xiêu như sảy lúa, ắt phải là thánh thi hạ giới. Có điều phải bơm vài tiếng vào lỗ tai dày màng nhỉ của Cường khỏe, rằng mới vớ được bản dịch bị bỏ quên của Uýt Man Úyt Mung gì đấy. Ăn thua là cái tít cho kêu. Chẳng hạn như: "Bắt chợt tứ thi ngủ gục nhặt bên đường".
Sướng tới mụ mị cả người. Ngặt nổi lão giặc bợm phơi bụng ngáy như sấm, ngáy tới muốn điên cả đầu.
Chói mặt trời ngoài cửa sổ, tôi quơ quào mấy bộ đồ, nhét hai bao thư hội nghị mới bồi dưỡng vào túi xách, vẫy xe ôm ra bến xe. Viết cho lão giặc bợm mấy chữ, dặn nhớ đừng ăn phở nhà Lý đẹt, bánh phở ướp hàn the tổn thọ. Dặn thế, chứ giặc bợm khôn lắm. Lão cáo thành tinh, rặt ăn cháo lòng con mụ Gấm, để được cò cưa chai quốc lủi với chồng của mụ. Đệ tử Lưu Linh cả. Cũng phải thông cảm cho nỗi đam mê vô cùng nhân tính của lão. Lão bán buôn đàng hoàng chứ có phải ăn cướp ăn giật bạc tiền của ai. Con buôn là thế nào! Nhà nước còn phải gọi doanh nghiệp nữa là. Như cái nghề của tôi, chẳng lẽ là nghề buôn chữ!?
Xuống xe Ngã Ba Hòn, nghe bụng réo réo, tôi chui vào quán cơm, gọi dĩa cơm sườn bảy nghìn. Nhà hàng mới đưa lý trà đá, đã gặp thằng bé bán tu huýt cười toét miệng: "Hồi hổm con thấy cô trên ti vi nè. Cô là nhà báo, nói láo ăn tiền phải hôn?". Nhìn xấp vé số, thấy lạ, tôi hỏi: "Này, con bỏ nghề rồi hay sao?". Thọc ngón tay ngoáy cứt mũi, nó hồn nhiên: "Con gái mới bán tu huýt. Bữa hổm con bán thay nhỏ Tím. Mẹ nó bịnh kinh phong. Giờ mẹ nó khỏe, nó lại đi bán, nên con về đây bán vé số. Hôm nay con bướm đỏ nghen cô!". Móc mười nghìn, bảo nó lấy ba số Kiên Giang, nó thồi bốn nghìn. Tôi bảo cô cho cháu, nó lắc đầu. "Con bán vé số kiến thiết, giá nhà nước hẳn hòi. Chịu thì cô mua thêm hai tấm, con hổng lấy tiền cho không". Tôi xoa đầu tóc bờm xờm khét nắng của thằng nhỏ, đưa thêm tờ muời nghìn. Nó lựa ra mười tấm cùng xê ri, cười bẻn lẻn. "Con bướm đỏ nghen cô, số này hên lắm, chỉ con mới có mấy chục tờ".
Nói xong nó quày quả bước qua bàn khác. Được một lúc, bỗng nó chạy tới, nói nhỏ như có chuyện hệ trọng: "Cô à, con mực hoang tiêu rồi".
Chuyện nhỏ, nhưng nghề của tôi là cứ phải phóng lên.
Mực có tên Luyx Ky, chó cưng của Đực lượng. Đực lượng bấy giờ đang hồi phát danh, phát tài, phát tướng; đi đâu cũng tiền hô hậu ủng, tướng cá binh tôm hộ tống ăn theo cả bầu đàn. Voa vung tiền như cát, tiêu xài không cần liếc hóa đơn. Vệ sĩ ngồi chồm hổm kè kè trên xe là Luyx Ky đen bóng như dầu hắc, chính nòi Phú Quốc chánh hiệu. Bạn bè cùng cánh, ai cũng ghen lồng lên trước chàng Luyx Ky oai dũng, mà poite Ăng Lê, boxer Đức, lesvie Nga, sánh với nó chẳng bằng nửa bàn chân. Đực Lượng chỉ cần nheo mắt, đá lông nheo, búng ngón tay là Luyx Ky hiểu ra ngay ý chủ. Nó sẵn sàng nhảy chồm lên ngoạm ngang cần cổ ai đó, nếu ông chủ ra hiệu. Nó là cục vàng, cục bồ, cục tột cùng quý hiếm, mà Đực lượng tậu được từ một lần đi Hàm Ninh mua đồi mồi về đất liền gia công làm hàng xuất khẩu. Nó với ông chủ như hình với bóng, như cặp bài trùng thăng tiến thăng hoa.
Ấy thế mà đùng một cái, Đực Lượng kềnh ra, đổ ụp như sóng đánh sụp bờ đất mom sông, bảy năm ngồi không bóc lịch ngẫm sự đời. Nhờ ba lần ân xá, sau bốn năm ăn cơm chế độ đặc biệt, Đực Lượng trở về chốn xứ khai sinh. Vợ con đã bìu ríu ra đi mù mịt tận xứ mắt xanh mũi lõ. Bạn bè thì ngoảnh mặt, gặp nhau coi tựa như chưa một lần uống chung ly nước chanh. Chán ngán sự đời, Đực Lượng xoay qua nghề bổ củi thuê lòng vòng ở bãi Dương cho thiên hạ. Cũng chẳng ai cần biết Đực Lượng là ai. Cứ thuê rẻ được người bửa củi trâm bầu, củi đước là mừng.
Luyx Ky cũng vậy. Khi thấy chủ bị còng tay, nó mất ăn mất ngủ, đêm đêm ngửa mặt tru trăng thống thiết. Khi vợ con bà chủ bỏ xứ, nó thất tha thất thểu lang thang. Chán chường tới rạc người, tới muốn lao đầu vô vách đá. Nhưng niềm hy vọng ông chủ sẽ về đã níu chân nó lại. Người còn thương chó, chẳng lẽ người không thương người. Thế nào rồi ông chủ cũng được tha về. Sớm muộn gì rồi ông chủ cũng về. Luyx Ky với niềm hy vọng khắc khoải ấy, đã vượt lên tất cả, sống đời lang thang của kiếp chó trung thành.
Hàng ngày, nó săn kỳ nhông, tắc kè làm cơm bữa. Hàng ngày, nó xuôi ngược kiếm tìm ông chủ. Cho đến một buổi trưa vàng hanh hao sợi nắng, nó thốt nhận ra ông chủ đang cởi trần trước đống gộc trâm bầu. Mừng quá, nó guồng chân phóng tới, ngẩng cao đầu sủa gâu gâu mừng rỡ. Đực Lượng thốt nhiên thấy con chó to cao xồ tới, tươm tướt mồ hôi, co người thế thủ. Luyx Ky nhận ra thân phận bốn năm bèo bọt của mình, nằm phục xuống, run rẩy bốn bàn chân lết tới. Đực Lượng chụp cây búa, khẽ vung ra sau phòng hờ. (Chó nhà ai thế này? Chó gì mà thấy người không biết sợ? Nó to và nặng chắc gần ba chục ký chứ không ít. Ngữ này mà táp mộ miếng…). Đực Lượng vừa thủ thế vừa nghĩ thầm trong bụng.
Luyx Ky nằm mọp xuống, vừa lết tới phía chủ vừa rên ư ử. Đích là ông chủ Đực Lượng chứ còn ai. "Ông ơi, hổng lẽ ông không nhận ra con là Luyx Ky sao cà? Con là Luyx ky, là Luyx Ky của ông đây!". Luyx Ky vừa rên vừa tiếp tục trườn tới. Trườn tới.
Nghe chát một tiếng rợn người. Lưỡi búa trên tay Đực Lượng phóng xuống như tia chớp. Đầu Luyx Ky vỡ toác, máu phún ra vọt vọt. Mặt đất lầy nhầy những đốm trắng nhờ đỏ.
Đó chính là bộ óc Luyx Ky bị ông chủ làm cho văng tung tóe trên mặt đất.
Bình An, ngày 23 tháng 5 năm 2005
Tình cờ tôi gặp thằng bé ngăm đen bán tu huýt. "Mua đi cô! Có hai ngàn hà!". Con chim trên tay nó líu lo giai điệu rạo rực. Trời ạ! Vui nỗi gì mà nó ríu ran như hát. Tôi chọn hai con chim sành, đưa nó năm nghìn. Toét miệng cười, nó nói: "Cô thấy con mực đó không? Nó là con chó hoang số dzach! Khôn tổ trời. Không ai nuôi cũng sống khỏe.".
Quả là bộ dạng con chó không chê được vào đâu. Đầu to, mõm lớn, tai vểnh ngược, ức rộng, bốn bàn chân vững như đá. Rõ ràng là nó nhìn tôi. Màu mắt sâu như biển. Tôi nhớ con chó đốm mõm trắng ở nhà, ăn vụng như tinh. Lúc nào mắt cũng hau háu nhìn vào chảo thịt rán. Chỉ cần tôi xểnh ra giây phút, chị chàng đã nhón chân nẫng ngay một miếng, lủi liền vào xó xỉnh nào đấy. Còn con mực lang thang này, sách tướng số phải ghi là linh khuyển mới xứng. Nghĩ thương con chó tội nghiệp, tôi búng tách ngón tay. Mực gầu gầu hai tiếng, ngoắt đuôi chạy tới. Phủ phục trên một tảng đá cách tôi vài mét, nó nhìn tôi như hỏi: "Muốn làm thiên phóng sự phải không? Đời nhạt thếch. Thiên hạ bia bọt ào ào, có nhớ được bao nhiêu điều tốt mà làm phách làm tàng".
Tôi ném mẫu bánh mì cho mực. Mực tỏ vẻ buồn rầu. "Tưởng mẩu bánh bằng vàng sao hả! Đây không cần bố thí!". Tôi lại vứt cho nó miếng khô mực. Nó lắc đầu. "Dai nhách chứ báu gì". Biết là thua, tôi bật nắp dốc ngược lon tiger vào miệng. "Gầu". Quay lại, thấy con mực ngoắt ngoắt đuôi. Hay là nó khoái bia? Hình như thơ Bùi Chí Vinh thì phải. "Đạp xe qua quán bia hơi, chó ngồi ăn nhậu người ngồi ăn xương". A, phải rồi, cái thời lên ngôi của chó. Nhà giàu đua nhau chơi chó giữ nhà, chó cảnh. Chó được các đức ông đức bà, các cô chiêu cậu ấm săn lùng bằng vàng cây. Hôm ở Dương Tơ, có chàng biên phòng trẻ măng, khoe với tôi: Bẹc giê Đức phải tôn chó xoáy xám Phú Quốc bằng cụ; trước cụ xoáy xám Phú Quốc, tới chó mặt cọp Huê kỳ cũng dúm cả giò, huống nữa bẹc giê. Ngẫm đến chuyện thiên hạ đổ xô kéo nhau cắt lô bán đất, toan tính làm giàu bằng quy hoạch, tôi chỉ chực phá ra cười.
Mực có lẽ tinh tướng, nhận ra sự từng trải dọc ngang đất nước mang hình tia chớp của tôi, nhỏm hai chân trước đứng dậy. Nó chậm rải đi về phía chùa Hang đang vẳng vẳng nhạc Phật trên vách đá.
Hôm ấy là ngày Phật đản sanh. 2549 năm. Tôi thức trắng đêm vì trót uống thứ chè búp mọc từ lông mi của Phật. Nhớ chương trình phát thanh hàng tuần, tôi mở máy gõ bàn phím, đưa hết thơ bạn bè lên mạng. Vui thật. Thơ bạn bè vắt óc. Còn tiền chương trình mình bỏ túi. Cũng là một thứ tham ô, nhưng là tham ô lành mạnh. Chúng nó cần bài lên sóng, còn tôi có tiền cung phụng lão giặc bợm vỉa hè. Dầu gì thì tôi cũng phải đổi mấy tiếng đồng hồ cho bài viết để lấy hai trăm nghìn bạc tiền nhuận bút. Sống với giặc bợm, tôi nhiễm lão thói tu bia như tu nước. Cứ hực hực chút men, không hiểu sao tôi minh mẩn tới chi li từng việc. Con mụ béo réo lão giặc bợm còn thiếu tiền sáu chai bia con cọp. Thằng sún đần nhắc chín ngàn tiền xe ôm. Ghét nhất là mụ gà thiu, lúc nào cũng ngoang ngoác với hàng xóm, rằng thì là, mụ thông cảm cho vợ chồng tôi mượn năm trăm nghìn bạc, vậy mà cù nhầy tới mấy tháng mới trả hết. Chẳng là lúc bấy giờ tôi đang chạy trả tiền mạng. Văn minh thời vi tính khổ thế. Điện thọai bàn, điện thoại bỏ túi, lại còn cõng thêm khoản conection moi thông tin trực tuyến. Đeo vụ Mai Văn Phước, tốn kém gần cả triệu, lời chưa đầy nhuận bút bài báo, lại còn lỗ trắng cặp kính lên độ do màn hình cà giật hằng đêm. Mà thôi, sinh nghề tử nghiệp. Mình còn sống sờ sờ, đã chết đâu mà sợ.
Mà, cái con mực ấy, sao thằng nhỏ bán tu huýt lại nói là chó hoang!? Tôi rờ cái cầm tay vẫn túc trực từng đêm cạnh chiếc gối ôm. Chết thật! Nó bán rổ chim sành ngày không quá mười con, có họa là điên mới nghĩ tới nó. Hay là điện cho con Yến, dặn nó còm măng sẵn chuyện bò nghênh ngang đi lại vô tư trong khu du lịch. Chồng nó lại chẳng lồng lên vì chuyện nửa đêm có ai gọi vợ. Thôi thì thơ thẩn một bài. Lão Cường khỏe khoái tôi như điếu đổ, lúc nào cũng sẵn sàng trả tôi tám mươi nghìn cho ba hai chữ. Cứ việc đổ chữ xuống sàn mà lắc. Lắc một hồi, rồi nhặt nhạnh hết thảy những chữ nằm kế nhau mà gõ bàn phím, bắn lên Mail "đặc chủng" của Cường khỏe là xong.
Tôi lắc được thế này:
Vách đá biển chiều trời rụng nắng
Lang thang tối gió mộng thiên cung
Bánh mì nước suối ho húng hắng
Cầm xe vay nợ tiền tiêu vung
Nghe ra ấm ớ chứ rõ ràng tứ tuyệt. Thơ như họa. Cứ phải siêu thực mới ăn tiền. Viết mà ai cũng hiểu thì nghĩa lý gì với thời đại toàn cầu hóa. Xứ người ta, cứ khó hiểu là tuyệt. Nâng ống kính, bấm đám rêu trên đá, đặt tên "Phù Vân", lắm kẻ ớ ra, khen nắc nỏm. Xịt màu vô guốc đập xuống bố, đặt tên "trừu tượng số 7", thần dân có học gọi là siêu. Chữ nghĩa liêu xiêu như sảy lúa, ắt phải là thánh thi hạ giới. Có điều phải bơm vài tiếng vào lỗ tai dày màng nhỉ của Cường khỏe, rằng mới vớ được bản dịch bị bỏ quên của Uýt Man Úyt Mung gì đấy. Ăn thua là cái tít cho kêu. Chẳng hạn như: "Bắt chợt tứ thi ngủ gục nhặt bên đường".
Sướng tới mụ mị cả người. Ngặt nổi lão giặc bợm phơi bụng ngáy như sấm, ngáy tới muốn điên cả đầu.
Chói mặt trời ngoài cửa sổ, tôi quơ quào mấy bộ đồ, nhét hai bao thư hội nghị mới bồi dưỡng vào túi xách, vẫy xe ôm ra bến xe. Viết cho lão giặc bợm mấy chữ, dặn nhớ đừng ăn phở nhà Lý đẹt, bánh phở ướp hàn the tổn thọ. Dặn thế, chứ giặc bợm khôn lắm. Lão cáo thành tinh, rặt ăn cháo lòng con mụ Gấm, để được cò cưa chai quốc lủi với chồng của mụ. Đệ tử Lưu Linh cả. Cũng phải thông cảm cho nỗi đam mê vô cùng nhân tính của lão. Lão bán buôn đàng hoàng chứ có phải ăn cướp ăn giật bạc tiền của ai. Con buôn là thế nào! Nhà nước còn phải gọi doanh nghiệp nữa là. Như cái nghề của tôi, chẳng lẽ là nghề buôn chữ!?
Xuống xe Ngã Ba Hòn, nghe bụng réo réo, tôi chui vào quán cơm, gọi dĩa cơm sườn bảy nghìn. Nhà hàng mới đưa lý trà đá, đã gặp thằng bé bán tu huýt cười toét miệng: "Hồi hổm con thấy cô trên ti vi nè. Cô là nhà báo, nói láo ăn tiền phải hôn?". Nhìn xấp vé số, thấy lạ, tôi hỏi: "Này, con bỏ nghề rồi hay sao?". Thọc ngón tay ngoáy cứt mũi, nó hồn nhiên: "Con gái mới bán tu huýt. Bữa hổm con bán thay nhỏ Tím. Mẹ nó bịnh kinh phong. Giờ mẹ nó khỏe, nó lại đi bán, nên con về đây bán vé số. Hôm nay con bướm đỏ nghen cô!". Móc mười nghìn, bảo nó lấy ba số Kiên Giang, nó thồi bốn nghìn. Tôi bảo cô cho cháu, nó lắc đầu. "Con bán vé số kiến thiết, giá nhà nước hẳn hòi. Chịu thì cô mua thêm hai tấm, con hổng lấy tiền cho không". Tôi xoa đầu tóc bờm xờm khét nắng của thằng nhỏ, đưa thêm tờ muời nghìn. Nó lựa ra mười tấm cùng xê ri, cười bẻn lẻn. "Con bướm đỏ nghen cô, số này hên lắm, chỉ con mới có mấy chục tờ".
Nói xong nó quày quả bước qua bàn khác. Được một lúc, bỗng nó chạy tới, nói nhỏ như có chuyện hệ trọng: "Cô à, con mực hoang tiêu rồi".
Chuyện nhỏ, nhưng nghề của tôi là cứ phải phóng lên.
Mực có tên Luyx Ky, chó cưng của Đực lượng. Đực lượng bấy giờ đang hồi phát danh, phát tài, phát tướng; đi đâu cũng tiền hô hậu ủng, tướng cá binh tôm hộ tống ăn theo cả bầu đàn. Voa vung tiền như cát, tiêu xài không cần liếc hóa đơn. Vệ sĩ ngồi chồm hổm kè kè trên xe là Luyx Ky đen bóng như dầu hắc, chính nòi Phú Quốc chánh hiệu. Bạn bè cùng cánh, ai cũng ghen lồng lên trước chàng Luyx Ky oai dũng, mà poite Ăng Lê, boxer Đức, lesvie Nga, sánh với nó chẳng bằng nửa bàn chân. Đực Lượng chỉ cần nheo mắt, đá lông nheo, búng ngón tay là Luyx Ky hiểu ra ngay ý chủ. Nó sẵn sàng nhảy chồm lên ngoạm ngang cần cổ ai đó, nếu ông chủ ra hiệu. Nó là cục vàng, cục bồ, cục tột cùng quý hiếm, mà Đực lượng tậu được từ một lần đi Hàm Ninh mua đồi mồi về đất liền gia công làm hàng xuất khẩu. Nó với ông chủ như hình với bóng, như cặp bài trùng thăng tiến thăng hoa.
Ấy thế mà đùng một cái, Đực Lượng kềnh ra, đổ ụp như sóng đánh sụp bờ đất mom sông, bảy năm ngồi không bóc lịch ngẫm sự đời. Nhờ ba lần ân xá, sau bốn năm ăn cơm chế độ đặc biệt, Đực Lượng trở về chốn xứ khai sinh. Vợ con đã bìu ríu ra đi mù mịt tận xứ mắt xanh mũi lõ. Bạn bè thì ngoảnh mặt, gặp nhau coi tựa như chưa một lần uống chung ly nước chanh. Chán ngán sự đời, Đực Lượng xoay qua nghề bổ củi thuê lòng vòng ở bãi Dương cho thiên hạ. Cũng chẳng ai cần biết Đực Lượng là ai. Cứ thuê rẻ được người bửa củi trâm bầu, củi đước là mừng.
Luyx Ky cũng vậy. Khi thấy chủ bị còng tay, nó mất ăn mất ngủ, đêm đêm ngửa mặt tru trăng thống thiết. Khi vợ con bà chủ bỏ xứ, nó thất tha thất thểu lang thang. Chán chường tới rạc người, tới muốn lao đầu vô vách đá. Nhưng niềm hy vọng ông chủ sẽ về đã níu chân nó lại. Người còn thương chó, chẳng lẽ người không thương người. Thế nào rồi ông chủ cũng được tha về. Sớm muộn gì rồi ông chủ cũng về. Luyx Ky với niềm hy vọng khắc khoải ấy, đã vượt lên tất cả, sống đời lang thang của kiếp chó trung thành.
Hàng ngày, nó săn kỳ nhông, tắc kè làm cơm bữa. Hàng ngày, nó xuôi ngược kiếm tìm ông chủ. Cho đến một buổi trưa vàng hanh hao sợi nắng, nó thốt nhận ra ông chủ đang cởi trần trước đống gộc trâm bầu. Mừng quá, nó guồng chân phóng tới, ngẩng cao đầu sủa gâu gâu mừng rỡ. Đực Lượng thốt nhiên thấy con chó to cao xồ tới, tươm tướt mồ hôi, co người thế thủ. Luyx Ky nhận ra thân phận bốn năm bèo bọt của mình, nằm phục xuống, run rẩy bốn bàn chân lết tới. Đực Lượng chụp cây búa, khẽ vung ra sau phòng hờ. (Chó nhà ai thế này? Chó gì mà thấy người không biết sợ? Nó to và nặng chắc gần ba chục ký chứ không ít. Ngữ này mà táp mộ miếng…). Đực Lượng vừa thủ thế vừa nghĩ thầm trong bụng.
Luyx Ky nằm mọp xuống, vừa lết tới phía chủ vừa rên ư ử. Đích là ông chủ Đực Lượng chứ còn ai. "Ông ơi, hổng lẽ ông không nhận ra con là Luyx Ky sao cà? Con là Luyx ky, là Luyx Ky của ông đây!". Luyx Ky vừa rên vừa tiếp tục trườn tới. Trườn tới.
Nghe chát một tiếng rợn người. Lưỡi búa trên tay Đực Lượng phóng xuống như tia chớp. Đầu Luyx Ky vỡ toác, máu phún ra vọt vọt. Mặt đất lầy nhầy những đốm trắng nhờ đỏ.
Đó chính là bộ óc Luyx Ky bị ông chủ làm cho văng tung tóe trên mặt đất.
Bình An, ngày 23 tháng 5 năm 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét