Thứ Ba, 23 tháng 1, 2007

Gặp gỡ

truyện ngắn
Văn Quốc Thanh



Nga cho tập giáo án vào giỏ chuẩn bị tới trường thì bầu trời như tối lại. Mây đen ùn ùn kéo đến. Gió mỗi lúc thổi mạnh hơn. Những chiếc lá khô cùng bụi đường tung bay mù mịt.
Mưa! Cơn mưa như trả thù những ngày nắng dài gay gắt, giận dữ trút xuống mặt Đất những lượng nước tích tụ laạu ngày. Mặt đường không mấy lúc bỗng nhầy nhụa. Chờ mưa tạnh, Nga đặt giỏ lên bàn ngồi bó gối, đan tay, nhìn ra cửa sổ và cảm thấy lòng trống trải. Một chút lãng mạn chợt đến, Nga với tay mở ngăn kéo, lật tập, đọc lại những trang thư của chồng từ trại cải tạo gởi về. Nga chậm rãi đọc kỹ từng lời, từng chữ “…em tin đi một ngày gần đây anh sẻ trở về. Cách mạng sẻ khoan hồng với những ai thành tâm giác ngộ.” Rồi Nga áp thư vào ngực lặng đi và nghe trong lòng dâng lên một niềm tin mãnh liệt. Nga tin chồng trở về như tin sau cơn mưa trời lại sáng. Bấy nhiêu ý nghĩ đó thôi thúc Nga mỗi ngày đến lớp nhiệt tình hơn. Nga không còn hoài nghi xã hội nữa, không còn mặc cảm là vợ một sĩ quan ngụy. Những lời trong thư như khuyên Nga không có quyền phó mặc cho số phận trớ trêu đưa đẩy mà hãy đem hết khả năng ra phục vụ tổ quốc.
Vừa vào lớp, Nga nghe đâu đó vang lên những câu hỏi:
-Thưa cô, bài chính tả hôm trước có thể phát chưa?
Đảo mắt nhìn lớp học một vòng, Nga chậm rãi trả lời:
-Tôi chuẩn bị phát .
Mặc dầu lớp học phần đông là những người lớn tuổi, là những người lính từ mặt trận trở về sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhìn những khuôn mặt rắn rỏi, nước da ngâm đen dạn dày sương nắng và những vết thương còn hằng sâu trên da thịt. Nga thầm nhũ-Họ thiệt thòi nhiều quá! Cả tuổi thanh xuân dành cho quê hương, quen với màn trời chiếu đất hơn quen với bàn ghế nhà trường, quen với súng đạn hơn quen với sách vở. Bấy giờ trước mặt của họ bảng đen thay cho bản đồ chiến trận. Thế mà ở trường mỗi giờ qua đi, họ lại mong kết quả học tập của mình như bác nông dân mong đợi hạt vàng sau vụ mùa lúa chín. Càng nghĩ về họ, Nga càng thấy nhiều trách nhiệm nặng nề đè lên nhà giáo, phải làm sao nâng cao trình độ văn hóa cho tốt, để họ đuổI kịp đà tiến bộ khoa học, kỹ thuât. Vì người ta thường nói “văn hóa là chìa khóa kia mà.”
Nga đi từng bàn phát bài rồi về chỗ cũ trên bục giảng hỏi chung cả lớp:
-Ai có thắc mắc gì trong bài chính tả cần giải thích không?
Từ cuối lớp, Hùng, một anh bộ đội vẻ mặt không vui đứng lên:
-Thưa cô, những gì cô đọc trong bài tôi đều ghi chép hết, ngay cả dấu chấm, dấu phết tôi cũng không bỏ sót. Tại sao cô khoanh tròn bằng bút đỏ hai chữ Mỹ và Thiệu trong đoạn “Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu” và bớt đi hai điểm ?
-Nga mời Hùng ngồi xuống và ôn tồn giải thích:
-Anh quên bài ngữ pháp vừa qua mất rồi, nếu gặp những danh từ riêng ta phải viết hoa. Nga nhấn mạnh - Bài chính tả nầy là để kiểm tra lại kết quả tiếp thu của các anh trong bài học trước.
Với tính nóng sẵn có, Hùng gay gắt:
-Thưa cô, nhưng chúng nó là kẻ thù kia mà?
Nga ôn tồn cắt nghĩa:
-Trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đối với bộ môn văn ta cần phải nắm vững ngữ pháp, cái gì chung và trở thành qui luật của nó thì ta phải tôn trọng cái chung đó.
Hùng bất đồng chống đối:
-Nghe đến tên của chúng tôi cảm thấy chướng tai, gai mắt tôi đặt bút viết được từng ấy chữ là cả một sự cố gắng lớn rồi, đằng nầy cô bão tôi phải viết hoa. Khó quá !
Hiểu ý Hùng, Nga nhỏ nhẹ :
-Tôi hiểu lòng căm ghét của anh với kẻ thù, nhưng đây là lĩnh vực văn hóa ta cần phải biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề sao cho Hợp 1ý.
Hùng mỉa mai:
- Nghĩa là ta phải viết hoa giống như ta tôn trọng chúng nó ?
Nga lập luận:
Nếu viết hoa cái tên để tôn trọng một con người thì chẳng khác nào ta nhìn người qua bộ đồ mới của họ.
Chạm tự ái, Hùng dựa vào quá trình cống hiến của mình, anh dài dòng lý luận:
-Cô có quyền đặt vấn đề, còn giải quyết vấn đề là chúng tôi, vì chúng tôi từng giáp mặt với kẻ thù và xử lý với bọn chúng trong nhiều tình thế phức tạp. Cô đâu hiểu bọn chúng bằng chúng tôi, vì cô là giáo viên của…Hùng bỏ dở câu nói và ngồi xuống.
Trước phản ứng đột ngột của Hùng, nhất là cái tính bộc trực, nóng nảy. Hễ cái gì chưa hiểu thì bằng mọi cách, mọi lý lẽ, dù bướng bĩnh Hùng cũng đối chất đến cùng, đến khi nào vấn đề được sáng tỏ mới thôi. Riêng với Nga cô cảm thấy lòng tự ti mặc cảm dâng lên phảng phất chút buồn. Một nỗi buồn của người tiêu cực, hay nói đúng hơn đó là tâm trạng của một giáo viên lưu dụng trong khi cô chưa hoàn toàn tin mấy vào buổi giao thời của xã hội. Nga tin đó, rồi lại hoài nghi đó. Tư tưởng còn đang lập lờ trước những cái mới của xã hội. Bây giờ đối diện trước thái độ của Hùng Nga không muốn tranh chấp gì nữa. Nga muốn mau hết giờ để về nhà và chọn cho mình một hướng đi khác, không vướng bận tới một ai. Từ đó Nga quyết định tự ý thôi việc.
oOo
Năm tháng dần qua. Thấm thoát đã gần chín năm, thời gian như liều thuốc hiệu nghiệm làm cho tâm tính bất thường trong mỗi con người lắng xuống, họ tạm quên đi những cái không tốt để vươn lên đón nhận phần cao quý trong cuộc sống. Anh bộ đội Hùng ngày xưa nay đã mang cấp bậc đại úy và tốt nghiệp cấp ba. Anh đang hăng hái về đơn vị mới nhận nhiệm sở.
Từ Thành phố về miền Tây, sau mấy phút vừa đi vừa chạy cho kịp chuyến bắc, Hùng an tâm khi đặt chân lên mỏ bàn phà, anh thong thả móc thuốc ra châm lửa đốt. Qua những làn khói thuốc phả ra phủ đầy trước mặt anh dõi mắt lên tầng trên để tìm cho mình một chỗ ngồi thỏa mái. Vô tình ánh mắt anh dừng lại trước một khuôn mặt quen quen. Anh cố nhớ lại đã gặp người ấy trong trường hợp nào. Bỗng mắt anh sáng lên. Phải rồi! Đó chính là cô giáo Nga ngày xưa, bây giờ gặp lại, Hùng biết nói gì cho Nga hiểu? Cuối cùng anh đến bên cô thận trọng mở lời :
-Thưa cô, trông cô quen quen. Xin lỗi, có phải cô là Nga không?
Ngạc nhiên, Nga sửa lại vành nón lá:
-Vâng, tôi là Nga. Anh gặp tôi trong trường hợp nào?
Hũng lúng túng rồi cũng mạnh dạn :
-Tôi là Hùng học trò cũ của cô tại trường Bổ túc văn hóa quận I Thành phố H.C.M hồi mới giải phóng .
Nghe đến tên Hùng, Nga chưa kịp nhớ hết những học trò cũ của mìNh, cuối cùng, Nga“à” lên mộT tiếng thật khẽ: - Phải rồi ! Người sĩ quan đang đối diện với mình là anh bộ đội Hùng của những năm đầu giải phóng. Anh ấy đã để lại một kỷ niệm khó quên nhất trong đời dạy học của mình. Nga lặng thinh thả mắT nhìn bâng quơ ra giữa dòng sông với những lượn sóng nhấp nhô tung bọt.
Mấy phút im lặng trôi qua, Hùng lặp lại “ Cô nhớ tôi chưa? Tôi là Hùng, là người ngày xưa đã gây cho cô nhiều điều phiền toái nhất lớp. Cô biết không, sau giờ học hôm đó, lúc cô ra về bạn bè trách tôi nhiều lắm. Tôi biết tôi có lỗi nhiều với cô. Vì tiết ngữ pháp tôi vắng, đến khi viết chính tả tôi phạm lỗi, lúc trả bài thấy thua điểm với các bạn trong lớp, hơn nữa vì tính nóng nảy nên trong ngày ấy mới ra nông nổi như thế. Hùng phân trần: - Đã là con người, nhất là bộ đội thì lương tâm của tôi giày vò cắn rứt lắm. Tôi mong gặp cô như một đứa trẻ mong đợi phần quà, suốt cả tuần cô không đến lớp thế mà tôi vẫn nuôi hy vọng cô bận việc hay nghỉ vì bệnh gì đó, ai ngờ cô buồn tôi rồi thôi dạy.
Không muốn khơi lại chuyện cũ, Nga hướng sang chuyện khác:
-Anh học tới đấu rồi ?
- Sau khi tốt nghiệp cấp ba, tôi vào ngành truyền tin.
- Anh về đâu ?
- Thưa cô, tôi ve Cần Thơ, mới nhận quyết định hôm qua. Còn cô mấy cháu rồi? Anh nhà vẫn khỏe chứ?
-Tôi được một cháu gái mười tuổi, còn ảnh…Nga ngập ngừng.
Anh sao hả, cô ?
Lòng Nga se lại. Tiếng máy ì ầm của con tàu và tiếng tích tách của thời gian như những lượn sóng ngầm từ xa xưa vọng lại. Một kỷ niệm tưởng đã vùi chôn nhưng bây giờ được Hùng khơi lại. Nga tự đặt cho mình nhiều câu hỏi - Có nên Cho Hùng hiểu không? Mà Hùng hiểu để làm gỉ chứ? Đầu óc Nga quay cuồng với bao câu trả lời bỗng dưng chợt đến để giải đáp cho sự gặp gỡ tình cờ. Nga run lên, làn môi mấp máy trên nét mặt buồn sâu thẳm và nghẹn lại từng lời :
- Anh chết rồi !
Hùng ngạc nhiên :
- Cô nói sao? Anh nhà mất lâu chưa? Trong trường hợp nào?
Nga kể lại :
- Hôm nhận được điện tín khẩn, tôi lập tức ra miền Trung gặp ảnh nằm trong bệnh viện. Tội nghiệp! Sức khỏe anh yếu quá, nhưng ảnh cũng cố gắng kể về tai nạn của mình. Anh cho biết, lúc gánh củi ra ngoài lộ xe thì trên sườn dốc vang lên những tiếng kêu ơi ới “ Xe hỏng thắng! Cứu! Cưu! ”. Không kịp suy nghĩ ảnh liều lĩnh đem hai bó củi đang gánh trên vai làm vật cản hy vọng xe sẽ giảm tốc độ. Trong trường hợp cấp bách như thế ảnh táo bạo nằm sấp xuống mặt đường, hai tay dang ra ghì chặt hai bó củi. Ngay lúc đó chiếc xe cũng vừa lao tới, gặp chướng ngại vật xe lệch hướng lủi vào lề. Anh bị thương nặng và trên xe có một cô bộ đội trạt tuổi ảnh va đầu vào ca bin chết tại chỗ, số còn lại thoát khỏi. Anh bão trong thời gian cải tạo, qua sự giáo dục của cán bộ anh đã thấy được tội lỗi mình, dù anh có bỏ mạng cũng không chuộc hết lỗi lầm do mình gây nên. Mấy ngày sau ảnh lên cơn sốt dữ dội các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.
Hùng bàng hoàng trước sự trùng hợp lạ lùng nầy, anh lặp lại rất khẽ : “trên xe một nữ bộ đội chết, dưới đường một sĩ quan đang cải tạo bị thương rồi vài ngày sau cũng chết?”.
Mắt Hùng sáng lên, giọng anh dồn dập trong hơi thở:
-Chuyện xảy ra ở miền Trung, trại cải tạo X, đồi Y phải không, cô ? Có phải anh chết ấy tên Hải không, thưa cô?
Nga gật đầu - Anh cũng biết nữa, à?
Với dáng điệu trầm tư và những nếp nhăn trước tuổi, Hùng đứng đó mà anh cứ tưởng như đang đối diện với chính mình mười năm về trước. Ngày mà anh như đã một lần uống cạn chén rượu tình yêu, để thưởng thức tận cùng hương vị trong cay đắng khi hay tin vợ chết. Tiếng rít thuốc dài cháy ran cả cổ. Từng làn khói cuộn tròn phả lấy mặt anh và nụ cười chua chát đọng lại trên môi, Hùng lạnh lùng nói “Cô gái chết trên xe đó chính là Phượng, Vợ tôi. Hai đứa tôi thoát ly gia đình đi bộ đội rất sớm. Sau ngày miền Nam giải phóng, tôi ở lại thành phố học văn hóa. Phượng xin về miền Trung để được gần gia đình, Phượng làm bên bộ phận hậu cần của trại vì cô ấy yêu thích việc làm cũ của mình.

Một sự tình cờ hiếm có xảy ra trong cuộc sống. Hùng và Nga mỗi người đang tìm về những gì còn đọng lại trong ký ức. Họ lặng im mặc dầu chung quanh những tiếng máy tàu ì ầm gào thét giữa dòng sông cuộn xiết.
Cù lao An Bình : 20/10/1980
Người coi trại hòm

Trại hòm của chị Tư, giao cho ba tôi coi suốt mấy tuần nay không bán được chiếc nào.Vốn là thầy giáo về hưu ba tôi không tin dị đoan, nhưng chiều theo lời đề nghị của bọn trẻ, ông cho một người vào trong hòm, đậy lại rồi gõ lên mặt nắp ba cái.
Sự gì xảy ra? Vâng ngay trong chiều ấy có người đến mua hòm.Trong cuộc sống sự ngẫu nhiên đến với con người là chuyện thường, nhưng bọn trẻ bám vào đó mà thêu dệt:
- Chú thấy đó, bước chân vào nghề có tin tưởng mới mần ăn được. Chỉ cần ba tiếng gõ khô khốc thì vô mánh cháng .
Bán xong hòm ba tôi không vui. Suốt cả tuần tính ông thay đổi hẳn. Chiều chiều không đặt ghế bố dưới tàn cây vú sữa ngồi đọc sách, không gọi bầy cháu nội ra kể chuyện. Ông ngồi trầm ngâm hằng giờ, thỉnh thoảng buông những tiếng thở dài mệt mỏi,rồi gọi chị tôi ra, nói:
-Tư à, con nên tìm người thay cho ba trông coi trại, ngồi ở đó nhàn nhưng ba không thích.
Chị dâu tôi lo lắng, chị nghĩ lũ trẻ làm ông phiền hoặc bọn thợ có lời xúc phạm. Từ ngày chị về làm dâu đến nay đã hơn mười năm, chị biết tính ông lắm. Lời nói của ông như đinh đóng cột. Ông đã nhất quyết điều gì thì khó ai thuyết phục được. Lúc nghe tin ông về nghỉ hưu, chị năn nỉ lắm ông mới về ở chung với vợ chồng nhà chị. Thế mà mớI hai tuần tính ông có phần thay đổi. Rõ là “già sinh tật, đất sinh cỏ”. Đố ai biết ông đang buồn bực chuyện gì. Chị Tư đang phân vân thì ông lên tiếng:
- Con thờ cái gì trong góc nhà vậy ?
Chị thản nhiên trả lời :
- Da, con thờ ông địa và ông thần tài .
- Con thờ các ông đó để làm gì?
Sợ ba chồng quở trách, chị do dự:
- Con thờ đẻ mua mau bán đắt.
Ông lại thở dài nhìn ra xa bờ sông giọng buồn buồn pha chút khó chịu:
- Nghĩa là mình cầu cho người ta chết để bán nhiều hòm, phải không?
Chị tôi lạnh toát mồ hôi. Công việc mua bán hằng ngày trong nhiều năm chị đâu để ý đến góc cạnh cỏn con nầy. Bị cật vấn bất ngờ chị cũng kịp chống chế trấn an:
- Chúng con làm ăn lương thiện, không thêm đầu vào, không bớt đầu ra, không lợi dụng lúc gia chủ tang tóc để nâng giá cắt cổ. Thờ cúng là lòng tin của mỗi con người, có gì mà ba bận tâm?
Cách đây vài ngày bọn thợ thấy bán ế chúng đề nghị ba làm cái chuyện mà con thường làm. Nghĩa là cho một đứa vào trong rồi… Ba không tin. Có điều làm ba ray rứt, vì sau ba tiếng gõ có một nông dân nghèo trong xã đến mua hòm cho con - Ông ta là ba của thằng học trò cũ của ba ngày trước, nghe đâu thằng nhỏ chết bị ghép vào tội phản Quốc. Nó vượt biên bị công an biên phòng kêu không đứng lại đành phải nổ súng. Tội nghiệp thằng nhỏ! Chưa bao giờ ba thấy nó bận chiếc áo lành đến lớp. Sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đạt hạng giỏi và kỳ thi đại học vượt xa điểm chuẩn. Nghẹt nỗi lý lịch bị phê xấu quá. Cũng phải hồi trước ông công an xã đã khó nhưng lại nhớ dai lắm. Ông nhớ từ đầu làng cho đến cuối làng, nhớ từ đời cha cho tới đời con không bỏ sót chi tiết nào. Ông đặt bút phê lý lịch thì bọn trẻ hót dái lên cổ! Có lần một cậu thi đậu vào trường Trung học y tế mang lý lịch đến ông chứng. Đọc xong ông bão về nhà viết lại tờ khác, ông dặn nhớ chỉ viết ra những người có liên Can đến chế độ cũ thôi, còn với cách mạng thì khỏi cần. Dường như ba thằng nhỏ có thiếu nợ thuế của Nhà nước, bị gom về đình làng giáo dục, không biết vụ việc tới đâu mà khi có giấy gọi nhập học, xã không chịu cắt hộ khẩu. Buồn quá thằng nhỏ uống thuốc rầy tự tử may bà con trong xóm phát hiện cứu chữa kịp. Ra khỏi bệnh viện nó mặc cảm bỏ làng đi biệt tích. Cách đây vài tháng hắn có về thăm ba, không ngờ thời gian làm cho con người mau thay đổi quá. Nhìn nó ba không nhận ra. Học giỏi, có tài, đạo đức tốt, bị xã hội ngược đãi, cùng đường nhận cái chết lảng nhách! Phải chi già như ba chết phứt cho rảnh nợ con cháu!
OOo
Từ ngày trang lý lịch của thằng nhỏ mang dòng chữ chống chính sách chủ trương nhà nước. Thằng nhỏ cảm thấy cuộc đời chẳng khác nào một trang giấy trắng bị ai đó vô tình hay cố ý bôi vào những vết đen bẩn thỉu. Chủ nghĩa 1ý lịch hẹp hòi như một con quái vật, nó nuốt chửng ước mơ của tuổi trẻ bởi nỗi oan khiêng do cha mẹ để lại. Nó như một đường gươm sắc, lạnh, quất vào cán cân công lý nghiêng ngửa, để kẻ có tội ung dung đứng ngoài vòng pháp luật, người vô tội vào vòng lao 1y. Nó sẵn sàng chặt đứt niềm tin yêu hy vọng của kẻ không may sinh ra trong một gia đình lầm lỡ. Nó là bức tường kiên cố chặn đứng bước tiến xã hội. Người ta dựa vào đó đề đưa dân tộc đến chỗ ngu đần, dốt nát, rồi tạo ra tập đoàn quan liêu bảo thủ, buộc người có tài phải quỳ lụy van xin người bất tài và làm cho những ai trót lở lầm lỗi phải mang mặc cảm suốt đời đến cả thế hệ con cháu. Bao năm đèn sách, bao hy sinh nhịn nhục cha mẹ dành cho với hy vọng sau nầy con cháu lớn lên sẽ khá hơn. Nhưng sự thật lại trớ trêu bởi chút va chạm cỏn con mà thằng nhỏ phải hứng chịu.
Dòng lý lịch như nét bút màu đen mỗi ngày đậm hơn bởi cái tài tô vẽ của Ông trưởng công an xã “ trốn thuế, chống lại chính sách và chủ trương đường lối nhà nước.” Dòng phê lý lịch như một sợi dây thòng lọng siết chặt chiếc cổ non nớt của thằng nhỏ trước ngưỡng cửa đại học.
OOo
Sau bao lần toan tính không thành, thằng nhỏ bằng lòng nhận một số công việc của gã lạ mặt và thầm nhũ “May ra cuộc đời có khá hơn không ở bên kia bờ Đại Tây Dương.” Thằng nhỏ có nhiệm vụ theo dõi thói quen giờ giấc, sinh hoạt của một gia đình chủ hãng nước mắm Bạch Hương. Nếu chuyến cướp thành công thằng nhỏ có một chuyến đi về vùng “đất hứa”. Nơi ấy, không làm cho hắn phiền toái và gia đình chắc phải giàu lên bởi những đồng đôla gởi về.
Ngọn lửa hy vọng càng dâng cao khi gã lạ mặt cho biết giờ X phải có mặt tại điểm Y để lên tàu. Nhưng trong đời mấy ai được toại nguyện với ước mơ của mình. Hôm chia tay, hắn đành giấu gia đình đi làm ăn xa, sự níu kéo trước giờ ly biệt làm cho hắn đến điểm hẹn trễ. Tàu nhổ neo. Hắn thất thểu trên bờ biển ôm theo nỗi tuyệt vọng thì bị công an biên phòng phát hiện. Hắn nhất quyết không để vướng vào vòng tù tội. Do vậy hắn bỏ chạy thục mạng, nhiều phát súng thị uy hắn cũng không dừng lại. Cuối cùng viên đạn nghiệt ngã kết thúc cuộc sống của hắn.
OOo
Người Việt kiều khá sang trọng từ CaNaDa về, trông cách ăn bận của gã người ta có thể đoán ngay gã là một tay giàu có ở nước ngoài. Trẻ con trong làng bu quanh được gã cho kẹo, tiền lẻ. Những người lớn tuổi hiếu kỳ được gã mời thuốc thơm đầu lọc. Qua câu chuyện, ba tôi biết gã là tay thương gia giàu có ở thành phố. Sau hai lần kiểm kê tài sản gã trắng tay, bần cùng sinh đạo tặc nên không mấy chốc gã trở thành tên cướp bất đắc dĩ. Đêm hãng Bạch Hương bị dọn sạch là do gã chủ mưu. Gã về nước được đón tiếp ân cần, có xe đưa rước vì gã thuộc diện “người Việt yêu nước”. Gã về làng tôi, tìm đến hãng Bạch Hương để xin lỗi và hứa sẽ hoàn lại món nợ gã “vay” ngoài sự đồng ý của chủ.
Nghe xong cách lý giải của gã Việt Kiều, ba tôi thở dài ngao ngán với hai chữ “yêu nước” mà gã thốt ra. Ông giận dữ và miệng lẩm bẩm những gì không rõ. Ông về nhà thừ người rồi bắt tay vào công việc chị tôi thường làm khi trại hòm bán ế. Ông ẵm đứa cháu nội, bỏ vào hòm, đậy nắp, gõ ba tiếng với hy vọng người chết chiều nay là ông chứ không phải ai khác .
Không. Ba tôi không chết! Chỉ có thằng nhỏ chết là sự thật.Trong gang tấc biết đâu hắn sẽ là một “người Việt yêu nước” của cái xứ sở nầy.

VQT

Không có nhận xét nào: