Văn Quốc Thanh
Con Mén ngồi bên vệ đường đưa đôi tay bẩn lau nước mắt, thỉnh thoảng nhìn qua bên kia Quốc lộ theo dõi từng động tác của thằng anh.
Tôi hướng theo tầm nhìn của nó về phía ấy rồi tự hỏi không lẽ thằng Chí lại có mặt nơi nầy? Không thể người lại giống người đến thế. Tôi tháo đôi kính lau sạch nhìn kỹ lần nữa. Đúng thằng Chí rồi. Đích thực nó là thằng con trai của chị Út Trùm trong hẻm tôi. Hôm qua tôi còn thấy vợ chồng chị trau chuốt và nhởn nhơ ngoài bến tàu. Chồng chị tôi biết rành lắm, anh ấy là tài xế của một hãng xe du lịch rất nổi tiếng đã có vợ nhưng về sống chung như vợ chồng với chị trong xóm tôi từ mấy năm nay ai mà không biết. Chị làm hụi, anh chạy xe cuộc sống khá ổn định.
Tôi nhớ cách đây vài năm người chồng cũ của chị về ghé nhà tôi và có gởi lại ít quà nhờ trao lại cho bọn chúng-và chính tôi đưa tận tay thằng Chí. Không lẽ bọn trẻ không còn ở chung với chị. Vì bộn bề công việc nên tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Nghe đâu chị đã gởi một đứa về nội và một về ngoại. Chị thường nói như vậy mỗi khi trong xóm có ai hỏi. Nhưng biết đâu... Đời sống vốn có nhiều phức tạp kia mà.
Không còn nghi ngờ gì nữa tôi quyết định dừng xe theo dõi bọn trẻ.
Thằng Chí vẫn miệt mài trong đống rác, chiếc cù móc trên tay theo từng nhịp bổ vào trong mớ bùng nhùng dơ bẩn. Hộp mốp chứa cơm văn ra, hắn nhanh tay mở tung nắp. Mắt hắn sáng lên rồi nhìn dáo dác bọn trẻ chung quanh đang hì hục bươi bới. Hắn nhanh tay bốc vội chiếc đùi gà nham nhở quệch quạc vào vạt áo rồi cắm đầu chạy như ma đuổi. Em hắn, con Mén ngồi chờ đói ran cả ruột. Hắn đến bên em vỗ vỗ vào vai rồi dứ dứ đùi gà trước mặt cười hì hì. Theo phản xạ tự nhiên của cái đói con Mén chụp lấy ngồi nhai ngấu nghiến. Lúc đói nó không ý thức thẹn thùng. Khi gặm xong chiếc đùi gà hắn hí hửng nhìn chung quanh rồi bất chợt cúi gằm mặt xuống đất có lẽ hắn bắt gặp tôi đang nhìn chăm chú. Hắn tỏ ra ngượng nghịu. Vâng, ít ra con người cũng khác con vật ở lòng tự trọng, nhưng cái đói làm cho nó mất cảnh giác là có người đang theo dõi từng động tác ăn uống của mình. Tôi đến bên hắn bắt chuyện làm quen nhưng hắn vờ lơ nhìn ra chỗ khác. Tôi rào đón:
-Cháu là em thằng Chí ?
Con Mén tròn xoe mắt nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên và sợ sệt. Sợ, không phải vì tôi biết nó mà cái sợ của những người có tội . Có lẽ hắn tự hỏi tôi mất gì và anh nó có chôm chĩa của tôi không. Cứ vậy hắn hết nhìn tôi từ đầu đến chân rồi lia mắt từ chân lên đầu. Có lúc hắn len lén nhìn qua bên kia Quốc lộ nơi anh nó đang cặm cụi bươi bới như ngầm mách :“hãy dọt lẹ có người đang theo dõi anh đó”.
Tôi trấn an:
-Thấy anh cháu quen quen chú hỏi thăm vậy thôi.
Con Mén lấy lại bình tĩnh, trả lời:
-Dạ, cháu là em của anh Chí. Sao chú biết anh của cháu, mà cháu xin thề với chú là chúng cháu chỉ đi móc bọc và lượm rác chứ không bao giờ trộm cắp của ai .
Tôi an ủi :
-Sao cháu lại nghĩ thế ?
-Tại vì ai thấy bọn cháu cũng nghĩ vậy.
Tôi vỗ về :
-Chú hỏi cháu phải trả lời thật nhé. Có phải cháu là con của chị Út Trùm trong khu xã hội không ?
Mén nhìn xuống đất trả lời tôi bằng giọng buồn buồn:
-Dạ, đúng vậy.
-Sao cháu không ở nhà mà đến đây nhặt rác?
-Anh em cháu phải tự kiếm sống. Bố dượng không muốn chúng cháu sống chung với họ.
Tôi phân trần :
-Nhưng nhà đó là của cha mẹ cháu kia mà, ít ra mẹ cháu cũng vì quyền lợi các cháu mà cho ở lại trong nhà chứ ?
Trường đời đã dạy cho chúng sớm ý thức về cuộc sống nên Mén tỏ ra am hiểu rành hơn trước tuổi như tôi tưởng:
-Lúc đầu cháu nghe bố dượng nói thế nhưng sau nầy ổng đi uống rượu về cự nự hoài là làm không đủ đưa cho mẹ nuôi con riêng. Anh Chí nghe vậy về mách với Nội, nhưng nhà Nội quá nghèo không thể cưu mang chúng cháu, bà Nội nói tùy bay tự lo liệu mà ăn ở, Nội già rồi chẳng giúp được gì nên bọn cháu phải bỏ nhà đi lang thang kiếm sống.
-Ba cháu không gởi tiền và về thăm các cháu, à?
Đôi mắt Mén đượm buồn nhìn về phía xa xăm như dò tìm một điều gì trong ký ức. Biết khơi lại chuyện đau thương của bọn trẻ trong lúc nầy là điều không nên nhưng không hiểu sao tôi vẫn muốn tìm hiểu. Trong đầu tôi lại văng vẵng những câu nguyền rủa ngày nào ở những năm về trước từ căn nhà cuối hẻm. Hình ảnh chiều chiều có một chiếc xe lội đạp loạng choạng chạy ngang được điều khiển bởi một người nực nồng men rượu. Và một người đàn bà ăn bận xốc xếch trên tay lưa thưa những tờ vé số. Cái căn nhà tồi tàn cuối hẻm như một trạm truyền thanh sẵn sàng phát ra những câu tru tréo và những lời đay nghiến. Họ sống như thể không biết xóm giềng là gì hễ có chuyện là gây gổ, là tha hồ tuôn ra những ngôn từ tục tĩu, là thản nhiên bươi bới những cái xấu của nhau ra cho mọi người cùng biết, họ cũng không từ những chuyện riêng tư tế nhị chỉ có vợ chồng họ mới biết. Căn nhà ấy như một hỏa diềm sơn mà bọn trẻ hồn nhiên sống trên sức nóng không dừng do cha mẹ chúng mỗi ngày nung thêm nhiệt độ. Rồi bỗng nhiên người đàn ông nát rượu đó biến mất và trong xóm tôi có một người đàn ông lạ ăn bận tươm tất xuất hiện. Người đàn bà bán vé số dạo kia cũng không còn tuềnh toàng như trước. Căn nhà chị đang ở mỗi ngày khang trang hơn. Cho đến một hôm tình cờ trong quán cà phê anh cất lời hỏi thăm tôi :“khỏe không ông bạn cùng xóm”. Từ ấy tôi mới gián tiếp biết rằng căn nhà cuối xóm đã đổi chủ . Và hôm nay tình cờ tôi lại gặp những người con của họ.
-Cháu lên thành phố lâu chưa?- tôi hỏi.
-Dạ, vài tháng.
-Hiện giờ chúng cháu ở đâu?
-Ngày thì bãi rác, tối gặp đâu ngũ đó.
-Nhở lúc đau ốm bịnh tật tính sao?
-Lúc nầy đã bịnh rồi đâu còn chờ đợi đến hôm nào nửa mới bịnh hả chú ?
-Cháu nói sao ? Mà chúng cháu đang mang bệnh gì trong người?
Qua câu chuyện tôi được biết thằng Chí đang bị nhiễm một căn bệnh quái ác nhất của thời đại chúng ta ngày nay. Dù rằng cái tuổi mười ba của nó không biết quan hệ tình dục là gì và hắn cũng chưa bao giờ dám hửi hít xì ke ma túy. Nó nhát lắm hễ thấy ống tiêm thuốc là són ra cả quần chứ đừng nói chi đưa tay cho người ta tiêm chích. Câu chuyện nhiễm bệnh của thằng Chí nghe thật đau lòng. Một hôm hắn bươi trong đống rác bắt gặp một bọc giấy gói kín không biết bên trong chứa gì, máu tham trỗi dậy hắn khom người giấu kín bọc giấy vào người rồi vẹt dạt bọn trẻ chung quanh chạy miết. Mấy đứa lớn nghi thằng Chí vô mánh bắt được của nên bám riết đuổi theo. Thằng Chí ném bọc giấy vào bụi rậm. Mấy đứa kia không tài nào phát hiện thế là bọn chúng xúm lại tra khảo thằng nhỏ. Lúc đuổi theo thằng Chí, thằng trọc đầu lớn nhất trong đám bụi đời sống trên bãi rácvừa nhặt một ống chích thuốc có tra sẵn cây kim nhọn hoắt, khi túm được cổ áo thằng Chí, tiện tay hắn lụi thẳng vào đùi thằng Chí một nhát. Vết thương không có gì quan trọng nhưng đủ làm thằng Chí đau buốt và sợ sệt hắn đành phải chỉ gói giấy thế là cả bọn xúm lại giành giựt, mở ra. Trớ trêu thay bên trong chỉ là một miếng băng vệ sinh bầy hầy. Tức mình thằng đầu trôc nện thêm mấy đấm nữa mới chịu buông tha.
Trận đòn làm thằng Chí ê ẩm cả người nằm mẹp một chỗ, con Mén thay anh đi lang thang khắp quán xá trong thành phố gom cơm thừa canh cặn mang về nuôi anh, lần hồi sức khỏe của thằng Chí cũng tốt, nhưng than ôi ! Qua cuộc xét nghiệm, bệnh viện cho biết máu hắn dương tính thế là trong người hắn đang mang mầm bệnh Aids, một căn bệnh nguy hiểm nhất của nhân loại. Có lẽ mũi kim oan nghiệt trên tay thằng đầu trọc lượm từ đống rác đã bị nhiễm HIV.
Con Mén tuổi chớm dậy thì làm sao tránh khỏi những cặp mắt thèm thuồng dòm ngó đầy thú tính của bon bụi đời sống lang thang đầu đường xó chợ. Điều bất ngờ và bất hạnh lại ập đến cuộc đời của nó là chính tên đầu trọc đánh thằng anh rồi cưỡng bức luôn cả đứa em.
Con Mén kể cho tôi nghe nhiều lắm, nhưng tôi không muốn hỏi gì thêm. Cha nó giờ sống ra sao tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết mẹ nó đang sống trong nhung lụa với người chồng hờ ở cuối hẻm và không bận tâm đến những giọt máu mình tạo ra. Còn anh em nó chẳng biết trôi dạt về đâu trên cuộc đời nầy?
VQT
Tôi hướng theo tầm nhìn của nó về phía ấy rồi tự hỏi không lẽ thằng Chí lại có mặt nơi nầy? Không thể người lại giống người đến thế. Tôi tháo đôi kính lau sạch nhìn kỹ lần nữa. Đúng thằng Chí rồi. Đích thực nó là thằng con trai của chị Út Trùm trong hẻm tôi. Hôm qua tôi còn thấy vợ chồng chị trau chuốt và nhởn nhơ ngoài bến tàu. Chồng chị tôi biết rành lắm, anh ấy là tài xế của một hãng xe du lịch rất nổi tiếng đã có vợ nhưng về sống chung như vợ chồng với chị trong xóm tôi từ mấy năm nay ai mà không biết. Chị làm hụi, anh chạy xe cuộc sống khá ổn định.
Tôi nhớ cách đây vài năm người chồng cũ của chị về ghé nhà tôi và có gởi lại ít quà nhờ trao lại cho bọn chúng-và chính tôi đưa tận tay thằng Chí. Không lẽ bọn trẻ không còn ở chung với chị. Vì bộn bề công việc nên tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Nghe đâu chị đã gởi một đứa về nội và một về ngoại. Chị thường nói như vậy mỗi khi trong xóm có ai hỏi. Nhưng biết đâu... Đời sống vốn có nhiều phức tạp kia mà.
Không còn nghi ngờ gì nữa tôi quyết định dừng xe theo dõi bọn trẻ.
Thằng Chí vẫn miệt mài trong đống rác, chiếc cù móc trên tay theo từng nhịp bổ vào trong mớ bùng nhùng dơ bẩn. Hộp mốp chứa cơm văn ra, hắn nhanh tay mở tung nắp. Mắt hắn sáng lên rồi nhìn dáo dác bọn trẻ chung quanh đang hì hục bươi bới. Hắn nhanh tay bốc vội chiếc đùi gà nham nhở quệch quạc vào vạt áo rồi cắm đầu chạy như ma đuổi. Em hắn, con Mén ngồi chờ đói ran cả ruột. Hắn đến bên em vỗ vỗ vào vai rồi dứ dứ đùi gà trước mặt cười hì hì. Theo phản xạ tự nhiên của cái đói con Mén chụp lấy ngồi nhai ngấu nghiến. Lúc đói nó không ý thức thẹn thùng. Khi gặm xong chiếc đùi gà hắn hí hửng nhìn chung quanh rồi bất chợt cúi gằm mặt xuống đất có lẽ hắn bắt gặp tôi đang nhìn chăm chú. Hắn tỏ ra ngượng nghịu. Vâng, ít ra con người cũng khác con vật ở lòng tự trọng, nhưng cái đói làm cho nó mất cảnh giác là có người đang theo dõi từng động tác ăn uống của mình. Tôi đến bên hắn bắt chuyện làm quen nhưng hắn vờ lơ nhìn ra chỗ khác. Tôi rào đón:
-Cháu là em thằng Chí ?
Con Mén tròn xoe mắt nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên và sợ sệt. Sợ, không phải vì tôi biết nó mà cái sợ của những người có tội . Có lẽ hắn tự hỏi tôi mất gì và anh nó có chôm chĩa của tôi không. Cứ vậy hắn hết nhìn tôi từ đầu đến chân rồi lia mắt từ chân lên đầu. Có lúc hắn len lén nhìn qua bên kia Quốc lộ nơi anh nó đang cặm cụi bươi bới như ngầm mách :“hãy dọt lẹ có người đang theo dõi anh đó”.
Tôi trấn an:
-Thấy anh cháu quen quen chú hỏi thăm vậy thôi.
Con Mén lấy lại bình tĩnh, trả lời:
-Dạ, cháu là em của anh Chí. Sao chú biết anh của cháu, mà cháu xin thề với chú là chúng cháu chỉ đi móc bọc và lượm rác chứ không bao giờ trộm cắp của ai .
Tôi an ủi :
-Sao cháu lại nghĩ thế ?
-Tại vì ai thấy bọn cháu cũng nghĩ vậy.
Tôi vỗ về :
-Chú hỏi cháu phải trả lời thật nhé. Có phải cháu là con của chị Út Trùm trong khu xã hội không ?
Mén nhìn xuống đất trả lời tôi bằng giọng buồn buồn:
-Dạ, đúng vậy.
-Sao cháu không ở nhà mà đến đây nhặt rác?
-Anh em cháu phải tự kiếm sống. Bố dượng không muốn chúng cháu sống chung với họ.
Tôi phân trần :
-Nhưng nhà đó là của cha mẹ cháu kia mà, ít ra mẹ cháu cũng vì quyền lợi các cháu mà cho ở lại trong nhà chứ ?
Trường đời đã dạy cho chúng sớm ý thức về cuộc sống nên Mén tỏ ra am hiểu rành hơn trước tuổi như tôi tưởng:
-Lúc đầu cháu nghe bố dượng nói thế nhưng sau nầy ổng đi uống rượu về cự nự hoài là làm không đủ đưa cho mẹ nuôi con riêng. Anh Chí nghe vậy về mách với Nội, nhưng nhà Nội quá nghèo không thể cưu mang chúng cháu, bà Nội nói tùy bay tự lo liệu mà ăn ở, Nội già rồi chẳng giúp được gì nên bọn cháu phải bỏ nhà đi lang thang kiếm sống.
-Ba cháu không gởi tiền và về thăm các cháu, à?
Đôi mắt Mén đượm buồn nhìn về phía xa xăm như dò tìm một điều gì trong ký ức. Biết khơi lại chuyện đau thương của bọn trẻ trong lúc nầy là điều không nên nhưng không hiểu sao tôi vẫn muốn tìm hiểu. Trong đầu tôi lại văng vẵng những câu nguyền rủa ngày nào ở những năm về trước từ căn nhà cuối hẻm. Hình ảnh chiều chiều có một chiếc xe lội đạp loạng choạng chạy ngang được điều khiển bởi một người nực nồng men rượu. Và một người đàn bà ăn bận xốc xếch trên tay lưa thưa những tờ vé số. Cái căn nhà tồi tàn cuối hẻm như một trạm truyền thanh sẵn sàng phát ra những câu tru tréo và những lời đay nghiến. Họ sống như thể không biết xóm giềng là gì hễ có chuyện là gây gổ, là tha hồ tuôn ra những ngôn từ tục tĩu, là thản nhiên bươi bới những cái xấu của nhau ra cho mọi người cùng biết, họ cũng không từ những chuyện riêng tư tế nhị chỉ có vợ chồng họ mới biết. Căn nhà ấy như một hỏa diềm sơn mà bọn trẻ hồn nhiên sống trên sức nóng không dừng do cha mẹ chúng mỗi ngày nung thêm nhiệt độ. Rồi bỗng nhiên người đàn ông nát rượu đó biến mất và trong xóm tôi có một người đàn ông lạ ăn bận tươm tất xuất hiện. Người đàn bà bán vé số dạo kia cũng không còn tuềnh toàng như trước. Căn nhà chị đang ở mỗi ngày khang trang hơn. Cho đến một hôm tình cờ trong quán cà phê anh cất lời hỏi thăm tôi :“khỏe không ông bạn cùng xóm”. Từ ấy tôi mới gián tiếp biết rằng căn nhà cuối xóm đã đổi chủ . Và hôm nay tình cờ tôi lại gặp những người con của họ.
-Cháu lên thành phố lâu chưa?- tôi hỏi.
-Dạ, vài tháng.
-Hiện giờ chúng cháu ở đâu?
-Ngày thì bãi rác, tối gặp đâu ngũ đó.
-Nhở lúc đau ốm bịnh tật tính sao?
-Lúc nầy đã bịnh rồi đâu còn chờ đợi đến hôm nào nửa mới bịnh hả chú ?
-Cháu nói sao ? Mà chúng cháu đang mang bệnh gì trong người?
Qua câu chuyện tôi được biết thằng Chí đang bị nhiễm một căn bệnh quái ác nhất của thời đại chúng ta ngày nay. Dù rằng cái tuổi mười ba của nó không biết quan hệ tình dục là gì và hắn cũng chưa bao giờ dám hửi hít xì ke ma túy. Nó nhát lắm hễ thấy ống tiêm thuốc là són ra cả quần chứ đừng nói chi đưa tay cho người ta tiêm chích. Câu chuyện nhiễm bệnh của thằng Chí nghe thật đau lòng. Một hôm hắn bươi trong đống rác bắt gặp một bọc giấy gói kín không biết bên trong chứa gì, máu tham trỗi dậy hắn khom người giấu kín bọc giấy vào người rồi vẹt dạt bọn trẻ chung quanh chạy miết. Mấy đứa lớn nghi thằng Chí vô mánh bắt được của nên bám riết đuổi theo. Thằng Chí ném bọc giấy vào bụi rậm. Mấy đứa kia không tài nào phát hiện thế là bọn chúng xúm lại tra khảo thằng nhỏ. Lúc đuổi theo thằng Chí, thằng trọc đầu lớn nhất trong đám bụi đời sống trên bãi rácvừa nhặt một ống chích thuốc có tra sẵn cây kim nhọn hoắt, khi túm được cổ áo thằng Chí, tiện tay hắn lụi thẳng vào đùi thằng Chí một nhát. Vết thương không có gì quan trọng nhưng đủ làm thằng Chí đau buốt và sợ sệt hắn đành phải chỉ gói giấy thế là cả bọn xúm lại giành giựt, mở ra. Trớ trêu thay bên trong chỉ là một miếng băng vệ sinh bầy hầy. Tức mình thằng đầu trôc nện thêm mấy đấm nữa mới chịu buông tha.
Trận đòn làm thằng Chí ê ẩm cả người nằm mẹp một chỗ, con Mén thay anh đi lang thang khắp quán xá trong thành phố gom cơm thừa canh cặn mang về nuôi anh, lần hồi sức khỏe của thằng Chí cũng tốt, nhưng than ôi ! Qua cuộc xét nghiệm, bệnh viện cho biết máu hắn dương tính thế là trong người hắn đang mang mầm bệnh Aids, một căn bệnh nguy hiểm nhất của nhân loại. Có lẽ mũi kim oan nghiệt trên tay thằng đầu trọc lượm từ đống rác đã bị nhiễm HIV.
Con Mén tuổi chớm dậy thì làm sao tránh khỏi những cặp mắt thèm thuồng dòm ngó đầy thú tính của bon bụi đời sống lang thang đầu đường xó chợ. Điều bất ngờ và bất hạnh lại ập đến cuộc đời của nó là chính tên đầu trọc đánh thằng anh rồi cưỡng bức luôn cả đứa em.
Con Mén kể cho tôi nghe nhiều lắm, nhưng tôi không muốn hỏi gì thêm. Cha nó giờ sống ra sao tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết mẹ nó đang sống trong nhung lụa với người chồng hờ ở cuối hẻm và không bận tâm đến những giọt máu mình tạo ra. Còn anh em nó chẳng biết trôi dạt về đâu trên cuộc đời nầy?
VQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét