Tôi đưa mẹ từ đồng bằng sông Củu Long về miền Trung trước là tìm hài cốt anh mình, sau cũng muốn một lần cho bà biết đi trên trời nó bao la như thế nào. Bà theo tôi vào Nam nhận Vĩnh Long làm quê hương thứ hai. Cả đời bà cơ cực, lam lũ. Mọi phương tiện di chuyển bà đều đã trải qua, nào ghe, xuồng, xe hơi, tàu hỏa, chỉ có phi cơ chưa chưa đạt chân đến.
Trong phòng làm thủ tục kiểm tra hành lý, tôi đặt giỏ xách của bà trên ru-băng quay, trong thoáng chốc những túi hành lý mất hút. Mẹ tôi lúc đầu trố mắt ngạc nhiên, sau lo lắng:
- Cái giỏ xách của tao đâu rồi?
Tôi trấn an:
- Người ta kiểm tra và đưa vào khoang chứa hành lý không sao đâu.
Bà bực bội:
- Không sao với trăng gì hết. Mất của tao là không được đâu nghen.
Chữa quê cho mẹ trước đông người, tôi quay sang người thanh niên đứng cạnh:
- Mấy bà lẩm cẩm vậy đó. Trong giỏ có gì đáng giá ngoài chai thuốc rượu gia truyền trị nhức mỏi và ít lít mật ong làm quà cho bà con lối xóm bà giữ khư khư bên người như một báu vật.
Khi máy bay cất cánh đạt độ cao bốn ngàn mét, tôi vỗ vỗ vào trán, nói:
- Sao lỗ tai con lùng bùng quá hay tại không quen đi máy bay?
Mẹ tôi mắng:
- Tại chúng bay lười lao động, chứ tao ngày xưa gánh đôi củi nặng oằn vai, vượt qua bao đèo cao dốc đứng có nhằm nhò gì. Bữa ni ngồi trên máy bay tao cảm thấy như đang ngồi trên ghế dựa ở nhà có gì khác mà than ù tai nhức óc.
Nói dứt câu bà cười hồn nhiên trơ ra hai bờ lợi đỏ hếu. Không lâu mấy cô tiếp viên mang thức ăn đặt trên khay rồi quay gót. Bà gọi giật lại:
- Cô gì đẹp đẹp đó ơi! Cho tôi gửi tiền.
Tôi ấn bà ngồi xuống, cài lại dây an toàn, nói:
- Mẹ khỏi lo. Mọi chi phí đã xdtfdgd
- Hai mươi lăm ngàn.
Bà nhún vai:
- Đắt quá! Thua ăn bánh mỳ bán ở đầu hẻm. Tao không ăn, mang về cho cháu.
Ngoài trời những đám mây trôi bàng bạc. Từ trên cao nhìn xuống trông giống như đang lướt qua vùng băng giá. Bà không còn lạ lẫm nữa, ngồi lặng thinh nhìn mông lung những người hành khách trong khoang tàu.
oOo
Năm 1964 tôi có người anh tên Văn Công Tấn, tham gia cách mạng vào tuổi mười bốn. Khi chiến tranh xảy ra, gia đình di tản đến thành phố Đà Nẵng tránh bom đạn, anh ở lại quê nhà tham gia đội văn nghệ, sau vào du kích xã làm nhân viên y tá, đến năm 1966 anh là một trong những cán bộ đầu tiên của đơn vị K 650 tức Công ty lương thực Quảng Nam - Đà Nẵng bấy giờ, có nhiệm vụ thu mua lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến trường. Vào một đêm anh đang chuyển gạo xuống hầm chôn giấu thì một trận pháo bầy của quân chư hầu Nam Triều Tiên dập đến không làm anh nao núng, anh vẫn ung dung làm nốt công việc. Đến đợt pháo thứ tư, mảnh đạn phạt ngang cổ, anh ngã xuống hy sinh. Đồng đội mang về chôn trên đồi cát có tên Cồn Phụng kề bên đồn giặc ngay trong đêm 19/6/1969.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, gia đình tôi chuyển về quê nhà sinh sống. Xóm làng bấy giờ xơ xác lắm, phải lao động cật lực mới có miếng ăn. Nhưng trong lúc mọi người hăm hở bắt tay vào khai hoang dỡ đất cày cấy thì cha tôi vẫn canh cánh trong lòng như một người mộng du. Có lúc ông ngồi thở dài: “Không biết thằng Tấn còn hay đã chết ?”. Dù giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công xã đã gởi đến tận nhà ông cũng không tin. Chiến tranh mà! Xóm tôi có người đặt di ảnh người thân trên bàn thờ đôi ba năm nhưng trớ trêu thay họ lại trở về nguyên vẹn. Cha tôi cũng hy vọng như thế nên ông phó thác công việc nhà cho mẹ và anh em tôi. Suốt mấy tháng liền ông đi tìm đồng đội cũ của anh để biết tin tức con. Cho đến một hôm ông xuống huyện, tình cờ gặp thủ trưởng cũ của anh - tên ổng là Phan Ngọc Tiềm.
Cha tôi năn nỉ: “Ngày xưa nó hy sinh ông biết, bây giờ ông ráng giúp tôi chỉ mộ để đem hài cốt cháu về quê nhà mai táng”. Động lòng trước bậc sinh thành của người lính cũ, ông đèo cha tôi bằng chiếc Honda 67, băng băng trên con đường ngoằn ngoèo đầy ổ gà và chi chít hố bom đạn suốt bốn cây số về thôn Tư, Xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau gần mười năm địa hình đã có nhiều thay đổi. Người lính già chạnh lòng khi về lại chiến trường xưa, nơi lấp vội đồng đội trong một đêm ngập tiếng pháo của giặc. Miếng tôn mỏng viết nguyệch ngoạc tên anh tôi ghim vào cọc tre làm bia mộ không còn. Hàng rào cây lưỡi mèo vương những chiếc gai dài nhọn hoắt mọc đầy. Biết tìm đâu ra nụm cát xưa ? Ông cũng như cha tôi chết lặng giữa đồi cát khô cằn trong mùa nắng hạ. Bỗng mắt ông vụt sáng. Ông reo lên :“Kìa ! Mộ nó cách tấm bia này về phía đông - nam bốn thước”. Ông cùng cha tôi tiến về phía tấm bia cũ kỹ có từ thời Tự Đức, nói: “Thằng Tấn chôn kế bên hai cô gái. Ngày xưa hắn trẻ nhất trong đơn vị. Chúng tôi thường đùa - Mi chưa vợ mai này nếu nằm xuống thì bọn tau tìm chỗ nào có con gái chưa chồng chôn để mi có bầu bạn tâm sự và biết hơi hướm đàn bà con gái nó ra răng”. Đâu ngờ câu nói chơi trở thành sự thật. Đêm anh hy sinh còn có thêm một đồng đội nữ hơn anh hai tuổi.
Nắng hè miền Trung như nung lửa. Cha tôi và người lính già vào nhà dân mượn cuốc, đắp lên thành ngôi mộ hẳn hoi rồi mua nhang đèn, bánh trái về cúng. Hai ông già ngồi trầm ngâm bên ngôi mộ mới đắp suốt buổi trưa, mỗi người theo ký ức riêng nhớ về người lính, người con đã dâng trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.
oOo
Ngày tìm được mộ anh cả nhà tôi vui lắm. Xóm giềng ai cũng cho gia đình tôi may mắn vì ít ra còn có nắm xương để mồ yên mả đẹp. Nhiều thanh niên trong xã sau cuộc chiến tranh, chẳng biết hy sinh ở chân trời góc biển nào, hoặc có người biết nơi con em nằm xuống mồ chôn tập thể là một hố bom sâu hoắm.
Trước ngày cải táng anh về quê nhà, chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài lễ vật dành cho đám táng, cha tôi mướn thợ chọn loại gỗ quí, đóng một chiếc quách rất đẹp. Ông nói: “Lúc sống không nhà, không vợ con thì chết phải được đền bù”. Từ mờ sáng, ông đánh thức cả nhà dậy. Phải có mặt đông đủ nơi đồi cát trước khi mặt trời mọc. Trên khuôn mặt ai nấy đều lộ vẻ vui mừng lẫn căng thẳng. Từng nhát cuốc ghim vào lòng đất cũng phải nhẹ nhàng, thận trọng. Nhưng đào xuống sâu, càng lúc càng lan xa vào ụ cát con con vẫn không có gì bên trong chỉ thấy vài vệt cát đen. Bỗng từ xa có những tiếng la ơi ới. Một cụ già vừa chạy vừa chửi bới om sòm: “Trời ơi! Là trời! Ai thất nhơn, ác đức phá mộ cháu tôi vậy nè!”. Biết mình làm một việc nhầm lẫn tày trời, bới tung nấm mồ của cháu bé mới tròn một tháng tuổi chôn cách đây mười năm. Cha tôi đến lạy ông tha lỗi. Ông già hiểu ra câu chuyện không nỡ oán trách. Ông sai đứa cháu về nhà lấy một thẻ nhang thay chúng tôi đốt lên, đứng lâm râm khấn: “Nam mô a di đà Phật. Tôi, Nguyễn Văn Hớn vái lạy Thần linh, Thổ địa hãy linh thiêng chỉ đường cho liệt sĩ Văn Công Tấn về sum họp với gia đình”. Có lẽ lời cầu khấn của ông không thấu tai Thượng đế nên chúng tôi đào từ lúc mặt trời mọc đến bóng tôi nhập nhoà vẫn không gặp hài cốt, đành bỏ lại chiếc quách xinh đẹp ra về trong nỗi buồn tuyệt vọng.
Từ hôm ấy, suốt mấy tuần không khí trong gia đinh tôi ảm đạm, không ai muốn lên tiếng với ai một lời. Cứ vậy từ tháng nầy, qua năm khác cha tôi âm thầm tìm con đến khi chết vẫn còn ú ớ trong miệng: “Tấn ơi! Con ơi!...”. Nay, hễ nghe mục nhắn tin truy tìm đồng đội trên vô tuyến truyền hình thì mẹ tôi ngồi lặng lẽ hàng giờ trước màn ảnh nhỏ. Có lúc bà thở dài nói với con cháu: “Cha mẹ bay, cô chú bay cái gì cũng có. Chỉ tội nghiệp bác Hai bay chết không có cái hòm, không còn một nắm xương để hương khói”.
Gia đình tôi nhiều lần về miền Trung tìm hài cốt anh, mỗi lần chúng tôi đi thì bà cũng nằng nặc đòi theo. Mười năm về trước còn cho bà đi cùng nhưng bây giờ sức khoẻ bà đã kém, không thể vượt qua hàng ngàn cây số. Hễ nghe người ta mách bảo bất cứ dấu hiệu nào có liên can đến anh thì những ngày ấy bà không sao ngủ được, bà hối thúc bọn tôi phải đi tìm, nhưng chúng tôi có rảnh rỗi đâu, phải sắp xếp ngày nghỉ trong tuần hoặc tận dụng những ngày lễ trong năm. Có lúc bà dỗi hờn âm thầm xách gói ra đi biền biệt suốt mấy tuần lễ, đến khi về nhìn nét mặt phờ phạt, buồn rầu lộ vẻ chán chường anh em tôi không sao chịu nổi. Chúng tôi bèn bàn nhau gạt bà bằng cách đắp một ngôi mộ giả nơi anh hy sinh. Thế là hằng năm đến Ngày thương binh liệt sĩ bà lại khăn gói lên đường về đốt nhang cho anh bên ngôi mộ không hài cốt trên đồi cát đó. Nhưng có một điều lạ là bà dành thời gian đến bất cứ nghĩa trang liệt sĩ nào ở nhiều nơi hơn đến ngôi mộ chúng tôi vun đắp. Bà không ngỏ lời cải táng anh về nghĩa trang liệt sĩ xã nhà. Những năm đầu thấy bà sốt sắng viếng mộ chúng tôi thấy vui mà day dứt lắm. Biết lừa dối mẹ là có tội, nhưng trong tình huống ấy chúng tôi đành chấp nhận. Nhưng không thể dối bà mãi, năm kia tôi tranh thủ những ngày nghỉ phép về quê tìm kiếm hài cốt lần nữa. Lúc đặt chân về tới quê nhà rất hồi hộp. Biết còn gặp lại đồng đội cũ của anh không? Thời gian bỏ trôi quá lâu. Ba mươi hai năm rồi! Lúc anh hy sinh mới tròn mười chín tuổi, chắc hài cốt cũng đã mục nát.
Tôi tìm ông thủ trưởng cũ của anh như mò kim đáy biển. Vào thôn Tư, xã Duy Trung không còn ai nhớ đến tên ông. Một bà lão nhớ mang máng hiện giờ ông nghỉ hưu ở thị trấn Duy An. Đến Duy An hỏi không ai biết. Nhờ Hội cựu chiến binh và công an thị trấn dò trong hồ sơ cũng chẳng thấy người nào mang tên Phan Ngọc Tiềm. Đang lúc cùng đường bối rối, anh phó phòng nông nghiệp huyện Duy Xuyên dẫn tôi đến vài người quen ở ngành lương thực đã về hưu nhưng đa số họ không biết. Người ảnh đưa tôi đến gặp cuối cùng cách thị trấn vài chục cây số đó là ông Nguyễn Tấn Hiệp đồng đội cũ của anh tôi. Qua vài tuần trà, ông Hiệp cho biết ông Tiềm hiện đang nghỉ hưu tận xã Duy Phước. Thế là tôi ngược đường về nơi ấy. Đến nơi, thấy nhà khoá cửa. Bà con lối xóm cho biết ông đang cuốc đất ngoài ruộng. Không ngờ con người gan góc, vào sinh ra tử, cầm hàng trăm quân một thời bây giờ là một lão nông, gầy nhom đen nhẻm, suốt ngày cặm cụi với bao công việc đồng áng. Sau khi nghe tôi trình bày nguyện vọng tìm mộ, ông đánh một tiếng thở dài nghe não ruột: “Thằng Văn Công Tấn thì tôi biết còn hắn hy sinh chôn đâu tôi cũng không nhớ rõ”. Tia hy vọng trong tôi chợt tắt ngấm. Niềm tin mong manh còn sót lại dồn hết vào ông mà câu trả lời giống như một gáo nước lạnh tạt vào ngọn lửa đang cháy leo lét. Thấy tôi lủi thủi dẫn xe ra về, ông nói với theo: “Chú muốn biết ai chôn thằng Tấn hãy đến nhà ông Trương Thanh Xuân ở số 580 Núi Thành, Thành phố Đà Nẵng, ông ấy mới là thủ trưởng trực tiếp chỉ huy hắn”.
Tôi tiếp tục lên đường vượt thêm hơn ba mươi cây số để gặp ông Thanh Xuân. Ông ngồi ôn lại rất nhiều kỷ niệm của đồng đội. Những chuyện xảy ra gần bốn mươi năm nhưng ông vẫn nhớ rất rõ. Tình đồng đội của những người lính trong thời chiến thật sâu đậm, không phân biệt đẳng cấp. Qua ký ức của ông, tôi cảm thấy như anh mình đang làm một việc gì đâu đó rất gần, rất dung dị. Khi nghe tôi đặt vấn đề tìm hài cốt thì giọng ông chùng xuống: “Đêm thằng Tấn hy sinh, tôi đang ở trên núi, dường như mộ nó gần cô Đặng Thị Thơ. Muốn biết ai chôn, chú đến ông Huỳnh Thành ở chân núi Ngũ Hành Sơn sẽ rõ, vì đồng chí ấy làm giao liên thường chôn chiến sĩ hy sinh”. Ông lấy tờ giấy vẽ đường với chi chít ngõ ngách. Lần theo tấm giấy ấy tôi tìm đến nhà anh Thành thì đã xế chiều.
Anh Huỳnh Thành nay đã hưu non ở nhà nấu rượu, phụ vợ nuôi con ăn học. Anh nói: “Đã hơn ba mươi năm, mà còn thấy các anh lặn lội đi tìm hài cốt liệt sĩ thật là xấu hổ với...”.
Tôi hỏi, có phải mộ anh tôi chôn gần cô Thơ nào đó không? Thoáng chút trầm tư, anh nói: “Thằng Văn Công Tấn không thể chôn gần bà Thơ, vì nó hy sinh bên kia bãi dâu còn bà Thơ chôn ở bên này Cồn Phụng”. Nói xong, anh bảo tôi lên xe quay lại nhà ông Thanh Xuân để xác minh cho rõ. Tôi nảy ra ý kiến, hãy đưa tôi đến chỗ anh tôi hy sinh, bằng trực giác và cách suy luận riêng tôi sẽ xác định được vị trí chôn ảnh. Tán thành ý kiến tôi. Anh nhìn đồng hồ gần bốn giờ chiều, giục tôi lên xe Honda, dồn hết tốc độ vào tay lái đến Cồn Phụng thì trời vừa nhá nhem.
Gần ba mươi hai năm, xóm làng có nhiều thay đổi, mảnh vườn nơi chôn anh tôi nay đã có chủ khác. Chúng tôi hỏi những người lớn tuổi về chiếc quách bỏ lại cách đây hai mươi bốn năm (1976) nhưng không ai biết. Một cậu thanh niên thấy chúng tôi dáo dác như gà mẹ tìm con, anh ta lại gần cho biết lúc nhỏ anh thường ra cồn nầy chơi trò bày binh bố trận. Có một chiếc quách bỏ lâu lắm, anh thường chui vào trốn bạn, thời gian sau cỏ mọc um tùm. Người thanh niên dẫn chúng tôi lại đó. Tôi vạch lùm cây rậm nhìn thấy chỉ còn là đống gỗ mục dưới một tổ mối to đùng. Chiếc quách đóng cho anh bỏ phế suốt hai mươi bốn năm. Anh tôi tội tình chi mà không được hưởng cái đặc ân cuối cùng của con người khi từ giã cõi đời ? (lúc sống cái nhà, thành ma cái hòm) Tôi chợt nhớ hình ảnh cha tôi thời còn sống, ngồi bên chiếc quách nâng niu “mái ấm của con” rồi nói với anh Thành, nơi đây cha con tôi đã từng đào nát đồi cát nầy rồi.
Mặt trời khuất dần sau dãy núi. Bóng tối nhập nhòa. Vài người lớn tuổi như đồng cảm trước cuộc tìm kiếm bền bỉ đầy nghiệt ngã của tôi, họ gợi ý nên tìm một nhà ngoại cảm may ra...
Chúng tôi ra về trong nỗi buồn vô vọng và ngày hôm sau tôi lên tàu trở lại miền Tây để kịp lo thử tục nhập Trại sáng tác văn học ở Hà Nội.
oOo
Bấy giờ sức khoẻ mẹ tôi mỗi ngày một yếu, tinh thần suy sụp, bà như kẻ mất hồn. Anh em tôi bàn nhau dối bà lẫn nữa là đưa “hài cốt” anh về nghĩa trang liệt sĩ xã nhà. Thế là chúng tôi lại dành dụm những đồng lương chật vật để đưa mẹ về miền Trung và nhờ bà con họ hàng ngoài ấy chuẩn bị cho một cuộc lễ cải táng.
Chúng tôi đốt cháy một trái dừa khô và ít cành cây mục cho vào quách giả làm cốt, phải khởi hành thật sớm để mọi người không biết. Cũng may, ngày dời mộ mẹ tôi không đòi đi theo. Khi quan tài chuyển về nhà thì chính quyền xã đến thành lập Ban lễ tang thật trang trọng. Mẹ tôi cũng như đồng đội cũ của anh đều rơi nước mắt khi nghe Bài điếu văn của ông chủ tịch xã đọc. Và bà muốn ngất xỉu khi nghe tôi thay mặt gia đình đọc Bài tưởng niện viết về anh trong buổi lễ truy điệu:
Anh kính yêu !
Thế là anh đã đoàn tụ với gia đình sau ba mươi sáu năm ly tán. Những chuỗi ngày dài không một nấm mồ nằm cô đơn nơi đồi cát hoang lạnh, nay mới được trở về trong vòng tay yêu thương đùm bọc của mọi người. Dù một cuộc đoàn viên muộn màng, nhưng cũng ấm áp lòng người sau hơn ba mươi hai năm giã từ vũ khí làm một liệt sĩ vô danh phải không anh?
Trong những tháng năm mịt mù lửa đạn, mỗi lần nghe có cuộc càn quét nơi đơn vị anh đóng quân thì cả nhà tim như ngừng đập. Rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, vào một buổi chiều được tin anh đã hy sinh, không khí trong gia đình bỗng buồn hiu, nặng trĩu. Anh đã ra đi nhưng hình ảnh anh luôn chập chờn trong ký ức bọn em là mình đã vĩnh viễn mất một người anh yêu quí. Tuy cha mẹ không cấm nhưng chúng em vẫn ngầm hiểu không ai được khóc. Hãy nuốt những giọt nước mắt chảy ngược về tim. Lấy buồn làm vui để che đậy mọi người.
Ngày đất nước thống nhất, nhìn người ta có con em đi cách mạng trở về trong khi gia đình lại thiếu vắng. Dẫu biết rằng anh đã nằm xuống cho quê hương, nhưng cha mẹ cũng không tin hoàn toàn đó là sự thật, vẫn nuôi hy vọng biết đâu anh còn sống. Cha trước khi nhắm mắt không gặp hài cốt anh chắc buồn lắm. Mẹ theo năm tháng cũng già đi nhiều, niềm khắc khoải duy nhất trước khi xuôi tay nhắm mắt là đem anh về nơi chôn nhau cắt rốn.
Nỗi lòng của mẹ khi thấy “quan tài” anh đưa về nhà không sao kể xiết. Mẹ như muốn ôm anh vào lòng giữ mãi cho hết quãng đời còn lại, để được bên anh bù đắp nỗi mất mát tình cảm thiêng liêng mẫu tử. Mẹ như muốn ngồi gần anh ngân nga câu ca:
“ Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng.
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !”.
Để thay anh tạ tội với trời, với đất mà rằng:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Vâng, bởi anh hiếu chưa trả mà nợ đã sớm đền cho non sông Tổ quốc. Bây giờ vì anh mà gia đình tiếp tục nợ với xóm giềng, họ tộc. Nợ nhau từng tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng kèn nao lòng ai oán thâu đêm. Nợ tiếng phèng la lay động lòng người sống nghĩ về người chết. Nợ với đôi vai của người đạo tì sẽ ướm những bước chân nhẹ nhàng khoan thai cho quan tài anh êm ái. Nợ với cát bụi đào xới lên đưa anh trở về với cát bụi.
Anh ơi !
Mấy ngày qua đứng trước vong linh anh, nhìn di ảnh trên bàn thờ sao em cảm thấy nao lòng quá! Em đâu ngờ bức ảnh nầy là kỷ vật duy nhất, anh trao em vào ngày đầu Xuân “hai bên” tạm ngưng tiếng súng. Chúng mình gặp nhau ở khoảnh khắc hiếm hoi của lịch sử trong vùng giải phóng rồi xa nhau vĩnh viễn. Và ba mươi bốn năm sau, em đem chính bức chân dung nầy đặt trên bàn thờ nghi ngút hương khói để lạy anh.
Anh kính yêu !
Gần bốn mươi năm, ngần ấy thời gian đủ có thể đẩy lùi mọi thứ vào dĩ vãng và cuộc sống hòa bình đã xóa hẳn bộ mặt gớm ghiếc của chiến tranh. Giờ đây tiếng gầm rít của bom đạn ngày nào đã ẩn sâu vào câm lặng. Quê hương mình từng bước đổi thay. Nghĩa trang liệt sĩ nơi anh nằm tuy chưa khang trang, nhưng em tin chắc rằng ngày mai sẽ rợp bóng mát che anh cùng đồng đội yên giấc ngàn thu.
Em của anh
Trong phòng làm thủ tục kiểm tra hành lý, tôi đặt giỏ xách của bà trên ru-băng quay, trong thoáng chốc những túi hành lý mất hút. Mẹ tôi lúc đầu trố mắt ngạc nhiên, sau lo lắng:
- Cái giỏ xách của tao đâu rồi?
Tôi trấn an:
- Người ta kiểm tra và đưa vào khoang chứa hành lý không sao đâu.
Bà bực bội:
- Không sao với trăng gì hết. Mất của tao là không được đâu nghen.
Chữa quê cho mẹ trước đông người, tôi quay sang người thanh niên đứng cạnh:
- Mấy bà lẩm cẩm vậy đó. Trong giỏ có gì đáng giá ngoài chai thuốc rượu gia truyền trị nhức mỏi và ít lít mật ong làm quà cho bà con lối xóm bà giữ khư khư bên người như một báu vật.
Khi máy bay cất cánh đạt độ cao bốn ngàn mét, tôi vỗ vỗ vào trán, nói:
- Sao lỗ tai con lùng bùng quá hay tại không quen đi máy bay?
Mẹ tôi mắng:
- Tại chúng bay lười lao động, chứ tao ngày xưa gánh đôi củi nặng oằn vai, vượt qua bao đèo cao dốc đứng có nhằm nhò gì. Bữa ni ngồi trên máy bay tao cảm thấy như đang ngồi trên ghế dựa ở nhà có gì khác mà than ù tai nhức óc.
Nói dứt câu bà cười hồn nhiên trơ ra hai bờ lợi đỏ hếu. Không lâu mấy cô tiếp viên mang thức ăn đặt trên khay rồi quay gót. Bà gọi giật lại:
- Cô gì đẹp đẹp đó ơi! Cho tôi gửi tiền.
Tôi ấn bà ngồi xuống, cài lại dây an toàn, nói:
- Mẹ khỏi lo. Mọi chi phí đã xdtfdgd
- Hai mươi lăm ngàn.
Bà nhún vai:
- Đắt quá! Thua ăn bánh mỳ bán ở đầu hẻm. Tao không ăn, mang về cho cháu.
Ngoài trời những đám mây trôi bàng bạc. Từ trên cao nhìn xuống trông giống như đang lướt qua vùng băng giá. Bà không còn lạ lẫm nữa, ngồi lặng thinh nhìn mông lung những người hành khách trong khoang tàu.
oOo
Năm 1964 tôi có người anh tên Văn Công Tấn, tham gia cách mạng vào tuổi mười bốn. Khi chiến tranh xảy ra, gia đình di tản đến thành phố Đà Nẵng tránh bom đạn, anh ở lại quê nhà tham gia đội văn nghệ, sau vào du kích xã làm nhân viên y tá, đến năm 1966 anh là một trong những cán bộ đầu tiên của đơn vị K 650 tức Công ty lương thực Quảng Nam - Đà Nẵng bấy giờ, có nhiệm vụ thu mua lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến trường. Vào một đêm anh đang chuyển gạo xuống hầm chôn giấu thì một trận pháo bầy của quân chư hầu Nam Triều Tiên dập đến không làm anh nao núng, anh vẫn ung dung làm nốt công việc. Đến đợt pháo thứ tư, mảnh đạn phạt ngang cổ, anh ngã xuống hy sinh. Đồng đội mang về chôn trên đồi cát có tên Cồn Phụng kề bên đồn giặc ngay trong đêm 19/6/1969.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, gia đình tôi chuyển về quê nhà sinh sống. Xóm làng bấy giờ xơ xác lắm, phải lao động cật lực mới có miếng ăn. Nhưng trong lúc mọi người hăm hở bắt tay vào khai hoang dỡ đất cày cấy thì cha tôi vẫn canh cánh trong lòng như một người mộng du. Có lúc ông ngồi thở dài: “Không biết thằng Tấn còn hay đã chết ?”. Dù giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công xã đã gởi đến tận nhà ông cũng không tin. Chiến tranh mà! Xóm tôi có người đặt di ảnh người thân trên bàn thờ đôi ba năm nhưng trớ trêu thay họ lại trở về nguyên vẹn. Cha tôi cũng hy vọng như thế nên ông phó thác công việc nhà cho mẹ và anh em tôi. Suốt mấy tháng liền ông đi tìm đồng đội cũ của anh để biết tin tức con. Cho đến một hôm ông xuống huyện, tình cờ gặp thủ trưởng cũ của anh - tên ổng là Phan Ngọc Tiềm.
Cha tôi năn nỉ: “Ngày xưa nó hy sinh ông biết, bây giờ ông ráng giúp tôi chỉ mộ để đem hài cốt cháu về quê nhà mai táng”. Động lòng trước bậc sinh thành của người lính cũ, ông đèo cha tôi bằng chiếc Honda 67, băng băng trên con đường ngoằn ngoèo đầy ổ gà và chi chít hố bom đạn suốt bốn cây số về thôn Tư, Xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau gần mười năm địa hình đã có nhiều thay đổi. Người lính già chạnh lòng khi về lại chiến trường xưa, nơi lấp vội đồng đội trong một đêm ngập tiếng pháo của giặc. Miếng tôn mỏng viết nguyệch ngoạc tên anh tôi ghim vào cọc tre làm bia mộ không còn. Hàng rào cây lưỡi mèo vương những chiếc gai dài nhọn hoắt mọc đầy. Biết tìm đâu ra nụm cát xưa ? Ông cũng như cha tôi chết lặng giữa đồi cát khô cằn trong mùa nắng hạ. Bỗng mắt ông vụt sáng. Ông reo lên :“Kìa ! Mộ nó cách tấm bia này về phía đông - nam bốn thước”. Ông cùng cha tôi tiến về phía tấm bia cũ kỹ có từ thời Tự Đức, nói: “Thằng Tấn chôn kế bên hai cô gái. Ngày xưa hắn trẻ nhất trong đơn vị. Chúng tôi thường đùa - Mi chưa vợ mai này nếu nằm xuống thì bọn tau tìm chỗ nào có con gái chưa chồng chôn để mi có bầu bạn tâm sự và biết hơi hướm đàn bà con gái nó ra răng”. Đâu ngờ câu nói chơi trở thành sự thật. Đêm anh hy sinh còn có thêm một đồng đội nữ hơn anh hai tuổi.
Nắng hè miền Trung như nung lửa. Cha tôi và người lính già vào nhà dân mượn cuốc, đắp lên thành ngôi mộ hẳn hoi rồi mua nhang đèn, bánh trái về cúng. Hai ông già ngồi trầm ngâm bên ngôi mộ mới đắp suốt buổi trưa, mỗi người theo ký ức riêng nhớ về người lính, người con đã dâng trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.
oOo
Ngày tìm được mộ anh cả nhà tôi vui lắm. Xóm giềng ai cũng cho gia đình tôi may mắn vì ít ra còn có nắm xương để mồ yên mả đẹp. Nhiều thanh niên trong xã sau cuộc chiến tranh, chẳng biết hy sinh ở chân trời góc biển nào, hoặc có người biết nơi con em nằm xuống mồ chôn tập thể là một hố bom sâu hoắm.
Trước ngày cải táng anh về quê nhà, chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài lễ vật dành cho đám táng, cha tôi mướn thợ chọn loại gỗ quí, đóng một chiếc quách rất đẹp. Ông nói: “Lúc sống không nhà, không vợ con thì chết phải được đền bù”. Từ mờ sáng, ông đánh thức cả nhà dậy. Phải có mặt đông đủ nơi đồi cát trước khi mặt trời mọc. Trên khuôn mặt ai nấy đều lộ vẻ vui mừng lẫn căng thẳng. Từng nhát cuốc ghim vào lòng đất cũng phải nhẹ nhàng, thận trọng. Nhưng đào xuống sâu, càng lúc càng lan xa vào ụ cát con con vẫn không có gì bên trong chỉ thấy vài vệt cát đen. Bỗng từ xa có những tiếng la ơi ới. Một cụ già vừa chạy vừa chửi bới om sòm: “Trời ơi! Là trời! Ai thất nhơn, ác đức phá mộ cháu tôi vậy nè!”. Biết mình làm một việc nhầm lẫn tày trời, bới tung nấm mồ của cháu bé mới tròn một tháng tuổi chôn cách đây mười năm. Cha tôi đến lạy ông tha lỗi. Ông già hiểu ra câu chuyện không nỡ oán trách. Ông sai đứa cháu về nhà lấy một thẻ nhang thay chúng tôi đốt lên, đứng lâm râm khấn: “Nam mô a di đà Phật. Tôi, Nguyễn Văn Hớn vái lạy Thần linh, Thổ địa hãy linh thiêng chỉ đường cho liệt sĩ Văn Công Tấn về sum họp với gia đình”. Có lẽ lời cầu khấn của ông không thấu tai Thượng đế nên chúng tôi đào từ lúc mặt trời mọc đến bóng tôi nhập nhoà vẫn không gặp hài cốt, đành bỏ lại chiếc quách xinh đẹp ra về trong nỗi buồn tuyệt vọng.
Từ hôm ấy, suốt mấy tuần không khí trong gia đinh tôi ảm đạm, không ai muốn lên tiếng với ai một lời. Cứ vậy từ tháng nầy, qua năm khác cha tôi âm thầm tìm con đến khi chết vẫn còn ú ớ trong miệng: “Tấn ơi! Con ơi!...”. Nay, hễ nghe mục nhắn tin truy tìm đồng đội trên vô tuyến truyền hình thì mẹ tôi ngồi lặng lẽ hàng giờ trước màn ảnh nhỏ. Có lúc bà thở dài nói với con cháu: “Cha mẹ bay, cô chú bay cái gì cũng có. Chỉ tội nghiệp bác Hai bay chết không có cái hòm, không còn một nắm xương để hương khói”.
Gia đình tôi nhiều lần về miền Trung tìm hài cốt anh, mỗi lần chúng tôi đi thì bà cũng nằng nặc đòi theo. Mười năm về trước còn cho bà đi cùng nhưng bây giờ sức khoẻ bà đã kém, không thể vượt qua hàng ngàn cây số. Hễ nghe người ta mách bảo bất cứ dấu hiệu nào có liên can đến anh thì những ngày ấy bà không sao ngủ được, bà hối thúc bọn tôi phải đi tìm, nhưng chúng tôi có rảnh rỗi đâu, phải sắp xếp ngày nghỉ trong tuần hoặc tận dụng những ngày lễ trong năm. Có lúc bà dỗi hờn âm thầm xách gói ra đi biền biệt suốt mấy tuần lễ, đến khi về nhìn nét mặt phờ phạt, buồn rầu lộ vẻ chán chường anh em tôi không sao chịu nổi. Chúng tôi bèn bàn nhau gạt bà bằng cách đắp một ngôi mộ giả nơi anh hy sinh. Thế là hằng năm đến Ngày thương binh liệt sĩ bà lại khăn gói lên đường về đốt nhang cho anh bên ngôi mộ không hài cốt trên đồi cát đó. Nhưng có một điều lạ là bà dành thời gian đến bất cứ nghĩa trang liệt sĩ nào ở nhiều nơi hơn đến ngôi mộ chúng tôi vun đắp. Bà không ngỏ lời cải táng anh về nghĩa trang liệt sĩ xã nhà. Những năm đầu thấy bà sốt sắng viếng mộ chúng tôi thấy vui mà day dứt lắm. Biết lừa dối mẹ là có tội, nhưng trong tình huống ấy chúng tôi đành chấp nhận. Nhưng không thể dối bà mãi, năm kia tôi tranh thủ những ngày nghỉ phép về quê tìm kiếm hài cốt lần nữa. Lúc đặt chân về tới quê nhà rất hồi hộp. Biết còn gặp lại đồng đội cũ của anh không? Thời gian bỏ trôi quá lâu. Ba mươi hai năm rồi! Lúc anh hy sinh mới tròn mười chín tuổi, chắc hài cốt cũng đã mục nát.
Tôi tìm ông thủ trưởng cũ của anh như mò kim đáy biển. Vào thôn Tư, xã Duy Trung không còn ai nhớ đến tên ông. Một bà lão nhớ mang máng hiện giờ ông nghỉ hưu ở thị trấn Duy An. Đến Duy An hỏi không ai biết. Nhờ Hội cựu chiến binh và công an thị trấn dò trong hồ sơ cũng chẳng thấy người nào mang tên Phan Ngọc Tiềm. Đang lúc cùng đường bối rối, anh phó phòng nông nghiệp huyện Duy Xuyên dẫn tôi đến vài người quen ở ngành lương thực đã về hưu nhưng đa số họ không biết. Người ảnh đưa tôi đến gặp cuối cùng cách thị trấn vài chục cây số đó là ông Nguyễn Tấn Hiệp đồng đội cũ của anh tôi. Qua vài tuần trà, ông Hiệp cho biết ông Tiềm hiện đang nghỉ hưu tận xã Duy Phước. Thế là tôi ngược đường về nơi ấy. Đến nơi, thấy nhà khoá cửa. Bà con lối xóm cho biết ông đang cuốc đất ngoài ruộng. Không ngờ con người gan góc, vào sinh ra tử, cầm hàng trăm quân một thời bây giờ là một lão nông, gầy nhom đen nhẻm, suốt ngày cặm cụi với bao công việc đồng áng. Sau khi nghe tôi trình bày nguyện vọng tìm mộ, ông đánh một tiếng thở dài nghe não ruột: “Thằng Văn Công Tấn thì tôi biết còn hắn hy sinh chôn đâu tôi cũng không nhớ rõ”. Tia hy vọng trong tôi chợt tắt ngấm. Niềm tin mong manh còn sót lại dồn hết vào ông mà câu trả lời giống như một gáo nước lạnh tạt vào ngọn lửa đang cháy leo lét. Thấy tôi lủi thủi dẫn xe ra về, ông nói với theo: “Chú muốn biết ai chôn thằng Tấn hãy đến nhà ông Trương Thanh Xuân ở số 580 Núi Thành, Thành phố Đà Nẵng, ông ấy mới là thủ trưởng trực tiếp chỉ huy hắn”.
Tôi tiếp tục lên đường vượt thêm hơn ba mươi cây số để gặp ông Thanh Xuân. Ông ngồi ôn lại rất nhiều kỷ niệm của đồng đội. Những chuyện xảy ra gần bốn mươi năm nhưng ông vẫn nhớ rất rõ. Tình đồng đội của những người lính trong thời chiến thật sâu đậm, không phân biệt đẳng cấp. Qua ký ức của ông, tôi cảm thấy như anh mình đang làm một việc gì đâu đó rất gần, rất dung dị. Khi nghe tôi đặt vấn đề tìm hài cốt thì giọng ông chùng xuống: “Đêm thằng Tấn hy sinh, tôi đang ở trên núi, dường như mộ nó gần cô Đặng Thị Thơ. Muốn biết ai chôn, chú đến ông Huỳnh Thành ở chân núi Ngũ Hành Sơn sẽ rõ, vì đồng chí ấy làm giao liên thường chôn chiến sĩ hy sinh”. Ông lấy tờ giấy vẽ đường với chi chít ngõ ngách. Lần theo tấm giấy ấy tôi tìm đến nhà anh Thành thì đã xế chiều.
Anh Huỳnh Thành nay đã hưu non ở nhà nấu rượu, phụ vợ nuôi con ăn học. Anh nói: “Đã hơn ba mươi năm, mà còn thấy các anh lặn lội đi tìm hài cốt liệt sĩ thật là xấu hổ với...”.
Tôi hỏi, có phải mộ anh tôi chôn gần cô Thơ nào đó không? Thoáng chút trầm tư, anh nói: “Thằng Văn Công Tấn không thể chôn gần bà Thơ, vì nó hy sinh bên kia bãi dâu còn bà Thơ chôn ở bên này Cồn Phụng”. Nói xong, anh bảo tôi lên xe quay lại nhà ông Thanh Xuân để xác minh cho rõ. Tôi nảy ra ý kiến, hãy đưa tôi đến chỗ anh tôi hy sinh, bằng trực giác và cách suy luận riêng tôi sẽ xác định được vị trí chôn ảnh. Tán thành ý kiến tôi. Anh nhìn đồng hồ gần bốn giờ chiều, giục tôi lên xe Honda, dồn hết tốc độ vào tay lái đến Cồn Phụng thì trời vừa nhá nhem.
Gần ba mươi hai năm, xóm làng có nhiều thay đổi, mảnh vườn nơi chôn anh tôi nay đã có chủ khác. Chúng tôi hỏi những người lớn tuổi về chiếc quách bỏ lại cách đây hai mươi bốn năm (1976) nhưng không ai biết. Một cậu thanh niên thấy chúng tôi dáo dác như gà mẹ tìm con, anh ta lại gần cho biết lúc nhỏ anh thường ra cồn nầy chơi trò bày binh bố trận. Có một chiếc quách bỏ lâu lắm, anh thường chui vào trốn bạn, thời gian sau cỏ mọc um tùm. Người thanh niên dẫn chúng tôi lại đó. Tôi vạch lùm cây rậm nhìn thấy chỉ còn là đống gỗ mục dưới một tổ mối to đùng. Chiếc quách đóng cho anh bỏ phế suốt hai mươi bốn năm. Anh tôi tội tình chi mà không được hưởng cái đặc ân cuối cùng của con người khi từ giã cõi đời ? (lúc sống cái nhà, thành ma cái hòm) Tôi chợt nhớ hình ảnh cha tôi thời còn sống, ngồi bên chiếc quách nâng niu “mái ấm của con” rồi nói với anh Thành, nơi đây cha con tôi đã từng đào nát đồi cát nầy rồi.
Mặt trời khuất dần sau dãy núi. Bóng tối nhập nhòa. Vài người lớn tuổi như đồng cảm trước cuộc tìm kiếm bền bỉ đầy nghiệt ngã của tôi, họ gợi ý nên tìm một nhà ngoại cảm may ra...
Chúng tôi ra về trong nỗi buồn vô vọng và ngày hôm sau tôi lên tàu trở lại miền Tây để kịp lo thử tục nhập Trại sáng tác văn học ở Hà Nội.
oOo
Bấy giờ sức khoẻ mẹ tôi mỗi ngày một yếu, tinh thần suy sụp, bà như kẻ mất hồn. Anh em tôi bàn nhau dối bà lẫn nữa là đưa “hài cốt” anh về nghĩa trang liệt sĩ xã nhà. Thế là chúng tôi lại dành dụm những đồng lương chật vật để đưa mẹ về miền Trung và nhờ bà con họ hàng ngoài ấy chuẩn bị cho một cuộc lễ cải táng.
Chúng tôi đốt cháy một trái dừa khô và ít cành cây mục cho vào quách giả làm cốt, phải khởi hành thật sớm để mọi người không biết. Cũng may, ngày dời mộ mẹ tôi không đòi đi theo. Khi quan tài chuyển về nhà thì chính quyền xã đến thành lập Ban lễ tang thật trang trọng. Mẹ tôi cũng như đồng đội cũ của anh đều rơi nước mắt khi nghe Bài điếu văn của ông chủ tịch xã đọc. Và bà muốn ngất xỉu khi nghe tôi thay mặt gia đình đọc Bài tưởng niện viết về anh trong buổi lễ truy điệu:
Anh kính yêu !
Thế là anh đã đoàn tụ với gia đình sau ba mươi sáu năm ly tán. Những chuỗi ngày dài không một nấm mồ nằm cô đơn nơi đồi cát hoang lạnh, nay mới được trở về trong vòng tay yêu thương đùm bọc của mọi người. Dù một cuộc đoàn viên muộn màng, nhưng cũng ấm áp lòng người sau hơn ba mươi hai năm giã từ vũ khí làm một liệt sĩ vô danh phải không anh?
Trong những tháng năm mịt mù lửa đạn, mỗi lần nghe có cuộc càn quét nơi đơn vị anh đóng quân thì cả nhà tim như ngừng đập. Rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, vào một buổi chiều được tin anh đã hy sinh, không khí trong gia đình bỗng buồn hiu, nặng trĩu. Anh đã ra đi nhưng hình ảnh anh luôn chập chờn trong ký ức bọn em là mình đã vĩnh viễn mất một người anh yêu quí. Tuy cha mẹ không cấm nhưng chúng em vẫn ngầm hiểu không ai được khóc. Hãy nuốt những giọt nước mắt chảy ngược về tim. Lấy buồn làm vui để che đậy mọi người.
Ngày đất nước thống nhất, nhìn người ta có con em đi cách mạng trở về trong khi gia đình lại thiếu vắng. Dẫu biết rằng anh đã nằm xuống cho quê hương, nhưng cha mẹ cũng không tin hoàn toàn đó là sự thật, vẫn nuôi hy vọng biết đâu anh còn sống. Cha trước khi nhắm mắt không gặp hài cốt anh chắc buồn lắm. Mẹ theo năm tháng cũng già đi nhiều, niềm khắc khoải duy nhất trước khi xuôi tay nhắm mắt là đem anh về nơi chôn nhau cắt rốn.
Nỗi lòng của mẹ khi thấy “quan tài” anh đưa về nhà không sao kể xiết. Mẹ như muốn ôm anh vào lòng giữ mãi cho hết quãng đời còn lại, để được bên anh bù đắp nỗi mất mát tình cảm thiêng liêng mẫu tử. Mẹ như muốn ngồi gần anh ngân nga câu ca:
“ Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng.
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !”.
Để thay anh tạ tội với trời, với đất mà rằng:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Vâng, bởi anh hiếu chưa trả mà nợ đã sớm đền cho non sông Tổ quốc. Bây giờ vì anh mà gia đình tiếp tục nợ với xóm giềng, họ tộc. Nợ nhau từng tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng kèn nao lòng ai oán thâu đêm. Nợ tiếng phèng la lay động lòng người sống nghĩ về người chết. Nợ với đôi vai của người đạo tì sẽ ướm những bước chân nhẹ nhàng khoan thai cho quan tài anh êm ái. Nợ với cát bụi đào xới lên đưa anh trở về với cát bụi.
Anh ơi !
Mấy ngày qua đứng trước vong linh anh, nhìn di ảnh trên bàn thờ sao em cảm thấy nao lòng quá! Em đâu ngờ bức ảnh nầy là kỷ vật duy nhất, anh trao em vào ngày đầu Xuân “hai bên” tạm ngưng tiếng súng. Chúng mình gặp nhau ở khoảnh khắc hiếm hoi của lịch sử trong vùng giải phóng rồi xa nhau vĩnh viễn. Và ba mươi bốn năm sau, em đem chính bức chân dung nầy đặt trên bàn thờ nghi ngút hương khói để lạy anh.
Anh kính yêu !
Gần bốn mươi năm, ngần ấy thời gian đủ có thể đẩy lùi mọi thứ vào dĩ vãng và cuộc sống hòa bình đã xóa hẳn bộ mặt gớm ghiếc của chiến tranh. Giờ đây tiếng gầm rít của bom đạn ngày nào đã ẩn sâu vào câm lặng. Quê hương mình từng bước đổi thay. Nghĩa trang liệt sĩ nơi anh nằm tuy chưa khang trang, nhưng em tin chắc rằng ngày mai sẽ rợp bóng mát che anh cùng đồng đội yên giấc ngàn thu.
Em của anh
Sau khi “cải táng” anh vào nghĩa trang liệt sĩ độ một tháng, mẹ tôi lâm bệnh nặng tưởng sẽ chết . Trong cơn thập tử nhất sinh, tôi lục rương tìm bộ quần áo đẹp nhất phòng khi bà xuôi tay nhắm mắt thì gặp một mảnh giấy còn thơm mùi mực qua nét chữ run run của bà:
“Tấn ơi ! Con linh thiêng chỉ chỗ cho mẹ đem con về. Nếu con còn nằm vất vưởng đâu đây thì đau lòng mẹ lắm. Mẹ biết các em con thương mẹ bày trò đắp mộ giả. Mẹ phải dối lòng tin như thật để làm vui lòng con cháu. Mẹ không giận chúng mà giận mình không đủ sức khỏe và không còn nhiều thời gian trên cõi đời này tìm kiếm con.”
Cầu mong ngày mai trở về đồng bằng tôi không lấy nỗi đau của gia đình ra lừa dối mọi người trong lần về tìm kiếm này.
Trại sáng tác Văn Học Hà Nội tháng 8/2001
VQT
Trại sáng tác Văn Học Hà Nội tháng 8/2001
VQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét