Đền ơn đáp nghĩa bằng tác phẩm văn học nghệ thuật.
Phạm Tiến Duật
Trên số Xuân Nhâm Ngọ năm 2002, tạp chí Văn Nghệ Cửu Long có đăng bút ký Ngôi mộ không hài cốt của tác giả Văn Quốc Thanh. Đây là một trong những tác phẩm được hoàn thành tại Trại sáng tác của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2001. Việc tìm mộ liệt sĩ và viết về các bà mẹ liệt sĩ có rất nhiều chuyện cảm động. Riêng câu chuyện nầy lại do chính người em viết về anh trai mình, mẹ mình, gia đình mình nên tính chân thực và sự trân trọng đối với liệt sĩ lại càng nâng cao. Chỉ có một tình tiết có thể gây nhiều tranh cãi là tình tiết con cái dối mẹ, rằng đã tìm được hài cốt của anh trai mà thực ra là không thấy. Không những thế, để mẹ tin., con cái lại đốt võ qủa dừa và cành cây khô để giả làm hài cốt. Chỉ vì mẹ già quá rồi. Có thể người đã khuất vì yêu thương mẹ cũng có thể thông cảm với cử chỉ của mấy người em. Nói dối cũng có năm bảy đường nói dối. Đến thăm gia đình bạn không báo trước, thấy nhà bạn nghèo quá, bạn hỏi ăn cơm chưa, bụng đói mà phải nói dối là ăn cơm rồi. Nói dối như thế là vì thương người, yêu người khác hẳn thứ dối trá, lừa đảo của phường ích kỷ. Trong bút ký nói trên, gọi là dối mẹ thôi chứ con cái không dối được. Bằng linh cảm, cụ biết hết. “Mẹ phải dối lòng tin như thật để làm vui lòng con cháu. Mẹ không giận chúng mà giận mình không đủ sức khoẻ và không nhiều thời gian trên cõi đời này để tìm kiếm con”. Đọc câu ấy ở đoạn cuối bút ký tôi cảm động và thấy người mẹ Việt Nam của chúng ta lớn lao biết nhường nào. Thế là chúng ta lại có thêm một tác phẩm nữa ca ngợi nggười mẹ liệt sĩ. Tác phẩm này chưa thể gọi là toàn bích. Nhưng thời gian trôi đi không chờ đợi ai, nếu cầu toàn quá sẽ bỏ phí biết bao tư liệu quí giá. Tôi nghĩ, phải có nhiều cây bút như Văn Quốc Thanh, đã ghi chép thật nhiều các câu chuyện, các tình tiết phong phú còn nằm trong ký ức của biết bao người.
Phạm Tiến Duật
Trên số Xuân Nhâm Ngọ năm 2002, tạp chí Văn Nghệ Cửu Long có đăng bút ký Ngôi mộ không hài cốt của tác giả Văn Quốc Thanh. Đây là một trong những tác phẩm được hoàn thành tại Trại sáng tác của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2001. Việc tìm mộ liệt sĩ và viết về các bà mẹ liệt sĩ có rất nhiều chuyện cảm động. Riêng câu chuyện nầy lại do chính người em viết về anh trai mình, mẹ mình, gia đình mình nên tính chân thực và sự trân trọng đối với liệt sĩ lại càng nâng cao. Chỉ có một tình tiết có thể gây nhiều tranh cãi là tình tiết con cái dối mẹ, rằng đã tìm được hài cốt của anh trai mà thực ra là không thấy. Không những thế, để mẹ tin., con cái lại đốt võ qủa dừa và cành cây khô để giả làm hài cốt. Chỉ vì mẹ già quá rồi. Có thể người đã khuất vì yêu thương mẹ cũng có thể thông cảm với cử chỉ của mấy người em. Nói dối cũng có năm bảy đường nói dối. Đến thăm gia đình bạn không báo trước, thấy nhà bạn nghèo quá, bạn hỏi ăn cơm chưa, bụng đói mà phải nói dối là ăn cơm rồi. Nói dối như thế là vì thương người, yêu người khác hẳn thứ dối trá, lừa đảo của phường ích kỷ. Trong bút ký nói trên, gọi là dối mẹ thôi chứ con cái không dối được. Bằng linh cảm, cụ biết hết. “Mẹ phải dối lòng tin như thật để làm vui lòng con cháu. Mẹ không giận chúng mà giận mình không đủ sức khoẻ và không nhiều thời gian trên cõi đời này để tìm kiếm con”. Đọc câu ấy ở đoạn cuối bút ký tôi cảm động và thấy người mẹ Việt Nam của chúng ta lớn lao biết nhường nào. Thế là chúng ta lại có thêm một tác phẩm nữa ca ngợi nggười mẹ liệt sĩ. Tác phẩm này chưa thể gọi là toàn bích. Nhưng thời gian trôi đi không chờ đợi ai, nếu cầu toàn quá sẽ bỏ phí biết bao tư liệu quí giá. Tôi nghĩ, phải có nhiều cây bút như Văn Quốc Thanh, đã ghi chép thật nhiều các câu chuyện, các tình tiết phong phú còn nằm trong ký ức của biết bao người.
Chúng ta đã có hằng trăm tác phẩm âm nhạc, có hàng trăm bộ phim đủ các thể loại, có rất nhiều thơ, trường ca, truyện ngắn, tiểu thuyết và các loại hình khác về đề tài thương binh liệt sĩ. Trong số ấy có nhiều tác phẩm có giá trị lâu bền trong thời gian. Nhưng đề tài về mấy cuộc kháng chiến lớn nói chung và đề tài thương binh liệt sĩ nói riêng còn và sẽ còn nguồn cảm hứng lớn đối với các nhà văn và nghệ sĩ hôm nay và mai sau.